Giải quyết mâu thuẫn trong nhóm bạn bè Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
tamsubantre.org - Mâu thuẫn là điều không thể tránh trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Mâu thuẫn tích cực tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp từng cá nhân trong nhóm phát triển. Nhưng mâu thuẫn tiêu cực thường làm chúng ta mệt mỏi, giảm năng suất làm việc và học tập và đôi khi khiến cho tình bạn bè bị “sứt mẻ” nếu không được giải quyết.
Trong nhóm bạn thân đôi khi cũng sẽ xảy ra những xung đột, bất đồng ý kiến, là những người trong cuộc bạn sẽ giải quyết như thế nào để cả nhóm luôn vui vẻ và hòa thuận?
Tìm hiểu nguyên nhân
Sau khi nảy sinh mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm việc tìm hiểu nguyên nhân là điều cần thiết để tìm ra được khúc mắc cần phải tháo gỡ và rút kinh nghiệm trong những lần sau. Nếu bạn có mâu thuẫn với bạn bè thì bạn cần phải bình tĩnh nhìn nhận lại những lời nói, hành động của bản thân xem đã phù hợp chưa còn nếu như bạn chứng kiến hai người bạn của mình cãi nhau thì bạn có thể nghĩ cách để giúp họ hòa giải.
Chia sẻ
Việc các thành viên trong nhóm chia sẻ với nhau những quan điểm, suy nghĩ cũng như những mong đợi của bản thân sẽ giúp cho các thành viên hiểu nhau nhiều hơn từ đó sẽ hạn chế bớt những mâu thuẫn nảy sinh. Nếu bạn có mâu thuẫn với một ai đó trong nhóm thì bạn có thể gặp riêng người ấy để tâm sự, chia sẻ những suy nghĩ của bạn đồng thời lắng nghe bạn ấy nói. Đôi khi không gian riêng tư, chỉ có hai người sẽ giúp cho hai bạn hòa hợp và hiểu nhau nhiều hơn. Bạn Hưng (21 tuổi, sinh viên Đại học khoa học xã hội và nhân văn) chia sẻ: “Hồi đầu mới thành lập nhóm mình rất không thích một bạn, nhưng các bạn khác ủng hộ bạn ấy tham gia nhóm nên mình không làm được gì, nhưng sau đó một thời gian thường xuyên phải làm việc riêng với bạn ấy khiến hai đứa hiểu nhau nhiều hơn, bây giờ mình với bạn ấy chơi thân với nhau nhất nhóm”
Thỏa hiệp và nhượng bộ
Nếu như tất cả mọi người đều thực sự coi trọng tình bạn của cả nhóm thì việc nhượng bộ lẫn nhau là điều cần thiết. Bởi việc nảy sinh mâu thuẫn xuất phát từ bất đồng quan điểm, suy nghĩ hành động là điều hoàn toàn có thể xảy ra giữa các cá nhân. Điều quan trọng là bạn hay ai đó có bao giờ nhượng bộ một chút để bầu không khí luôn vui vẻ hay không mà thôi. Không cố chấp và tránh nóng nảy dễ nói hay hành động khó nghe là điều các bạn nên làm và nên rèn luyện không chỉ trong môi trường bạn bè mà còn trong môi trường xã hội nữa nhé. Bạn Hoa (23 tuổi, đại học Báo chí) chia sẻ: “Mới đầu mình và một bạn trong nhóm hay cãi nhau vì bất đồng quan điểm lắm, mỗi lần như vậy là lại khiến cho cả nhóm rất mệt mỏi. Sau này mình và bạn ấy đã bàn bạc nhau mỗi đứa nhịn đi một chút và bây giờ thì không còn xung đột gì nữa”.
Thống nhất mục tiêu và quy tắc chung
Trong nhóm việc đề ra mục tiêu chung luôn là việc nên làm dù cho là nhóm học tập, vui chơi. Khi có quy tắc và đã được quy định rõ thì các thành viên sẽ tự có ý thức hơn trong lời nói hành động của mình. Ngoài ra khi đã có quy định thì có thể “dễ ăn nói” hơn khi các thành viên xảy ra mâu thuẫn cãi cọ. Bạn Nam (20 tuổi, Đại học Bách Khoa) chia sẻ: “Hồi đầu thành lập nhóm học tập mình đã rất vất vả khi phải thường xuyên đi hòa giải vì mình là nhóm trưởng. Về sau mình đã tập hợp nhóm và cùng thống nhất một số quy tắc chung khi cùng làm việc nhóm và hiệu quả rất tốt”
Tạo cơ hội để mọi người hiểu nhau nhiều hơn
Nên tổ chức các buổi đi chơi, ăn uống, hoặc liên hoan cùng nhau để mọi người có thể tham gia từ đó gắn kết tình cảm bạn bè, thông qua tiếp xúc cùng làm cùng chơi các thành viên sẽ hiểu nhau nhiều hơn từ đó tránh những xung đột mâu thuẫn. Ngoài ra, để sống hoà thuận với bạn bè, cần phải thông cảm với khó khăn của những người bạn và giúp đỡ họ khi có thể. Đến khi bạn có khó khăn, hãy yêu sự giúp đỡ từ bạn bè và họ sẽ không từ chối bạn. Có thể, chính họ sẽ nhận ra khó khăn bạn gặp phải và giúp đỡ bạn trước khi được yêu cầu. Sự tương trợ lẫn nhau cũng sẽ giúp tình bạn thêm gắn bó.
Đăng Khoa
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00