Giao diện tiếp cận

Ét ô ét làn da của chúng ta đang “tắt thở” Thứ Tư, 09/11/2022, 00:00

Ét ô ét làn da của chúng ta đang “tắt thở”

Bạn có thấy da ngày càng trở nên nhạy cảm, hoặc cảm giác mặt bị “nặng, không sạch sẽ hoàn toàn? Rất có thể đó là dấu hiệu của một làn da đang không thể “thở” được.


 

Da là cơ quan lớn thứ hai ngoài phổi tiếp xúc trực tiếp với không khí. Vì điều này, chất lượng không khí ảnh hưởng không nhỏ đến độ đẹp của da.

Làn da đang “khó thở” đến mức nào?

Một nghiên cứu của hãng mỹ phẩm Procter & Gamble đã phát hiện ra rằng làn da của phụ nữ sống trong thành phố có xu hướng già đi nhanh hơn 10% so với những người sống bên ngoài khu vực đô thị. Lý do vì không khí ở các nơi này thường ô nhiễm và làm làn da trở nên đỏng đảnh. Thế nhưng, câu chuyện không chỉ có chất lượng không khí bên ngoài mà còn là không khí bên trong nơi làm việc, sinh sống.

Tin không vui là ngay trong chính ngôi nhà của bạn, không khí cũng không thật sự sạch như chúng ta nghĩ. Các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không khí trong nhà cũng chứa đầy bụi từ chăn mền, lông thú cưng hay thậm chí từ các loại bột mà bạn dùng để nấu ăn.

Đặc biệt, kẻ hại da thầm lặng trong nhà bạn còn là những hóa chất hữu cơ có chứa cacbon bốc hơi (VOC) ở nhiệt độ phòng. Các nguồn phổ biến bao gồm nến, chất tẩy sơn móng tay, chất tẩy rửa kính, xịt tóc…

Chúng hiện diện bên trong nhà của bạn nhiều hơn gấp 10 lần so với bên ngoài, nơi chúng có thể phân tán dễ dàng. Thư viện Y khoa Quốc gia Anh cho rằng trong số các khiếu nại sức khỏe khác, VOC góp phần gây ra bệnh viêm da dị ứng và bệnh chàm, lão hóa da nhanh chóng và sắc tố.

Điều mới mẻ mà nhiều người không biết thật ra da có vấn đề là do không khí đang “tàn sát” hệ vi sinh trên da. Các yếu tố môi trường như ô nhiễm có thể làm giảm sự đa dạng của các cộng đồng vi khuẩn trong quần thể vi sinh vật tự nhiên trên da của bạn. Sự phá vỡ cân bằng hệ vi sinh vật trên da này có thể tạo chỗ cho các chủng vi khuẩn có hại tiềm ẩn hoành hành.

Tự mình làm ngộp làn da

Chúng ta vẫn thường đổ lỗi do môi trường khiến làn da trở nên xấu đi. Thế nhưng, ai là “trùm cuối” thì cần phải xem lại. Lý do bởi vì những việc mà bản thân ta làm trên da cũng khiến chúng không tài nào thở nổi.

Bội thực dưỡng chất

Đầu tiên là việc sử dụng quá nhiều loại mỹ phẩm. Dưỡng da là tốt nhưng dưỡng nhiều quá lại khiến da bị bội thực dinh dưỡng. Đặc biệt, các loại mỹ phẩm ngày nay lại càng có kết cấu nhỏ hơn, khiến chúng thấm sâu vào da hơn.

Mặt tốt là có thể nuôi da sâu hơn, mặt hại là nếu ta tẩy trang không kỹ thì các lỗ chân lông lại là “mồ chôn dưỡng chất,” khiến chúng tắc nghẽn và gây ra tình trạng viêm da.

Làm đẹp quá nặng tay

Thứ hai là sự suy giảm hàng rào bảo vệ da. Theo bác sĩ da liễu Phạm Hồ Thanh Thanh, da của chúng ta ngày càng yếu đi bởi việc sử dụng các biện pháp làm đẹp nặng đô như peel da hoặc dùng dược mỹ phẩm vô tội vạ. Ta có thể hình dung làn da giờ đây không còn rào chắn, khiến cho bụi bẩn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn.

Hậu quả của chuyện này là một làn da nhạy cảm, không còn khả năng chống chọi lại với môi trường. Nó hệt như một lá phổi yếu ớt thì dù không khí có chút bụi bẩn thì cũng sụt sịt. Thì giờ đây khi hàng rào da đã yếu, môi trường chỉ cần chút biến đổi thì da cũng phát sinh vấn đề.

Phong cách sống “Ninja”

Cuối cùng, phong cách sống không-còn-một-chỗ-hở cũng khiến làn da không thở được. Việc đeo khẩu trang trong thời gian dài thời COVID từng gây ra hội chứng “Maskne” - mụn do che chắn mặt quá lâu. Thời điểm hiện tại, nhiều người ra ngoài với 2-3 lớp khẩu trang, áo chống nắng bít bùng.

Làn da có thể chạy khỏi nắng nhưng ngược lại rơi vào tình trạng bí hơi. Chưa kể, trên da vẫn còn lớp kem chống nắng, trang điểm lại càng khiến da bị hầm hực, nóng nực hơn.

Có thể thấy một làn da thiếu “oxy” không chỉ đến từ biến đổi khí hậu mà chính phong cách sống, chăm sóc da của chúng ta cũng có tác động không nhỏ.

“Hô hấp nhân tạo” cho da thế nào?

Các chuyên gia cảnh báo rằng việc làn da phải tiếp xúc với môi trường ngày càng xấu đi là điều không thể tránh khỏi. Điều mà các tín đồ làm đẹp có thể thực hiện ngay bây giờ là việc trợ giúp cho da được “thở” dễ dàng hơn. Bạn có thể bắt đầu điều đó với các bước làm sạch da đúng cách.

Làm sạch - Tưởng dễ mà nhiều người sai

Làm sạch da là câu chuyện không mới. Nhưng thực tế là nhiều người không hề biết cách làm sạch da thế nào. Theo bác sĩ Thanh Thanh, bước làm sạch nên được hiểu là: giúp da sạch sâu và ý thức để gì lên mặt. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần mua tẩy trang và nước rửa mặt tốt là đủ đẩy thoải mái trang điểm dày.

Thế nhưng bạn nên cân nhắc thứ mình để lên da, bởi nhiều loại trang điểm có thể thấm vào da rất sâu từ ngày này qua ngày khác. Vài phút tẩy trang rửa mặt không thể nào giúp bạn lấy hết hóa chất ra khỏi da được.

Acid – “Đặc nhiệm thông thoáng” của da

Điều quan trọng hơn bao giờ hết là sử dụng các chất tẩy da chết nguồn gốc acid như AHA hoặc BHA vì chúng giúp đánh bật các chất ô nhiễm bị mắc kẹt trong lỗ chân lông. Các sản phẩm làm sáng da như Vitamin C cũng đặc biệt hữu ích vì ô nhiễm không khí đã được chứng minh là có thể làm da đổi màu và sạm đen, bất kể sắc tộc hay mức độ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời của bạn.

Xây tường thành tốt cho da

Niacinamide và các thành phần giữ nước như axit hyaluronic, glycerin là những người bạn tốt nhất của bạn khi nói đến việc xây dựng một hàng rào bảo vệ da mạnh mẽ để chống lại ô nhiễm không khí. Một làn da khỏe mạnh sẽ giúp da chống lại các hóa chất có hại. Đồng thời đây cũng là những chất có thể chữa lành và tái tạo da khá tốt. Chúng giúp bề mặt da trở nên nguyên vẹn và khỏe mạnh trở lại.

Thế nào là không khí trong lành?

Điều cuối cùng và cũng là câu hỏi gốc của vấn đề: không khí trong lành ở đâu? Cuộc chiến về môi trường, giảm khí thải vẫn chưa có hồi kết. Dường như viễn cảnh không còn không khí trong lành để phổi và da thở sẽ chóng đến.

Tuy nhiên, bạn có thể chủ động làm một số thứ để cải thiện không khí ở nơi sinh sống. Nếu có điều kiện, chúng ta có thể mua các máy lọc không khí. Chúng sẽ phần nào lọc khói bụi để giúp không khí trong lành hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm hơn đến những hóa chất chúng ta thải vào không khí. Ví dụ hạn chế xịt côn trùng vô tội vạ, không nên sử dụng tinh dầu, nến thơm không rõ nguồn gốc, dùng các sản phẩm làm sạch dạng lỏng, khô thay vì dạng hơi, v.v.

Theo Vietcetera

 
Lượt xem: 1112

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 12
Lượt truy cập: 34661535

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik