Em không thích lấy trai làng đâu... Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Trước đây, do đặc điểm kinh tế, văn hoá, việc lựa chọn bạn đời của nam nữ thanh niên đồng bằng Bắc Bộ thường theo quan điểm: “Trâu ta ăn cỏ đồng ta, đồng ta hết cỏ ăn ra đồng ngoài”. Nghĩa là, người cùng làng luôn được khuyến khích kết hôn với nhau, những trường hợp kết hôn với người ngoài dường như chỉ là một tình huống bất đắc dĩ.
Ước vọng về một cuộc sống phồn hoa
Cũng như những bạn gái ở những vùng nông thôn khác của làng quê Việt Nam, chuyện nam nữ thanh niên đi học, đi làm rồi kết hôn và ở lại tỉnh, thành phố sinh sống là khá phổ biến. Thế nhưng, những cô gái làng Hồ, trong đó có nhiều người chưa học hết bậc phổ thông, cuộc sống thành phố chỉ được biết đến qua những câu chuyện kể, qua ti vi hoặc vài lần ghé thăm người thân chứ chưa có sự trải nghiệm thực tế mà có những suy nghĩ như vậy quả là điều đáng để quan tâm. Lý do không thích lấy chồng quê của các cô bắt đầu từ ước vọng về một cuộc sống đầy đủ, sung túc. Hình ảnh những người thành đạt trở về thăm làng cùng với bức tranh lộng lẫy của chốn thị thành khiến các cô choáng ngợp. Nó không giống với cảnh chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối của người dân quê mà hàng ngày các cô đang nếm trải và chứng kiến.
Trong khi đó, những nam thanh niên cùng trang lứa, những người có học hoặc năng động hầu hết đã đi vào thành phố để kiếm sống. Điều này đã làm giảm cơ hội lựa chọn đối với các nữ thanh niên. Những người ở lại cố xoay sở để bám trụ với nghề truyền thống thì bản thân họ cũng đảm nhận những công việc khá đơn điệu như cắt giấy, vận chuyển hàng hoá, khắc mẫu. Thu nhập của họ từ những công việc này không cao. Chính vì vậy mà họ cũng khó có cơ hội khẳng định mình để lọt vào mắt xanh của những cô thôn nữ. Trong tình huống “cao không tới thấp không xong” như vậy, các cô gái làng dường như đang phải đứng trước một sự lựa chọn khó khăn.
Đối với các bậc làm cha mẹ, quan điểm gả con gần để nhờ cậy lúc tuổi già “Có con mà gả chồng gần, có bát canh cần nó cũng mang cho” cũng không còn là phổ biến với người dân làng Hồ. Họ đã có cái nhìn cởi mở hơn với mong muốn cho con cái mình có một điều kiện sống tốt nhất với mong muốn đổi đời "con hơn cha là nhà có phúc". Chính vì điều này mà nữ thanh niên khá thoải mái trong quyết định tình yêu và hôn nhân.
Những nguy cơ tiềm ẩn
Trong thời gian qua, báo chí và những phương tiện truyền thông đại chúng đã đề cập không ít tới các trường hợp các cô gái quê bị lừa ra thành phố hoặc bán sang Trung Quốc làm nghề mại dâm. Đất sống cho những tệ nạn này một phần cũng là do tâm lý nhẹ dạ cả tin và ước muốn đổi đời của chính nạn nhân. Một cuộc sống đầy đủ, sung túc là ước nguyện của tất cả mọi người. Những mong muốn như của T là rất chính đáng và không có gì đáng trách, song để thực hiện nó quả thực không phải là một điều dễ dàng. Các cô sẽ làm gì để sống với cuộc sống đắt đỏ, đầy cám dỗ ở thành phố khi mà văn hoá chưa hết phổ thông và chỉ biết mỗi nghề in tranh, dán giấy? Với lượng thông tin có được, các cô chỉ nhìn thấy bề nổi của cuộc sống đầy hào quang lấp lánh nơi thành phố nhưng không biết đằng sau nó là cả một tảng băng chìm với những cạm bẫy chết người mà một khi đã sa vào thì sẽ khó có lối thoát. Liệu có phải vì quá bận với công việc kiếm tiền mà những cô gái như T đã không để ý đến điều này hay vì giá trị sống của nhiều nữ thanh niên nông thôn đã có sự thay đổi? Dù như thế nào đi nữa thì đây cũng là một câu hỏi cần được đặt ra để cùng suy ngẫm.
Thay cho lời kết
Tận dụng những thế mạnh của làng nghề truyền thống để phát triển kinh tế là điều quan trọng để nâng cao mức sống người dân. Bên cạnh những cái lợi về mặt kinh tế mang lại. Người dân Đông Hồ, đặc biệt là các bạn nam nữ thanh niên cần phải cẩn thận với những cám dỗ vật chất. Điều này cần có sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường, đoàn thanh niên nhưng quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực của bản thân mỗi người. Bên cạnh công việc lao động, kiếm tiền, các bạn thanh niên cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về xã hội, tình yêu và hôn nhân làm hành trang vào đời. Nhắc tới câu nói của T tôi chợt nghĩ tới câu chuyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. Nếu như của cải, vật chất, địa vị đến với mỗi người dễ dàng thì nó cũng sẽ ra đi một cách nhanh chóng, “cái máng lợn cuối cùng lại quay về với cái máng lợn”. Chỉ có những thứ con người làm ra bằng chính sức lao động và khả năng thực sự của mình mới trường tồn với thời gian.
Trong khi tỉnh Bắc Ninh cũng như các khu công nghiệp trên khắp cả nước đang được đầu tư rất nhiều, cơ hội nghề nghiệp đối với thanh niên làng là rất lớn, một hướng phát triển mới đối với thanh niên làng Hồ là học tập, rèn luyện để đáp ứng được yêu cầu công việc và xây dựng nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên chính mảnh đất quê hương mình.
Quốc Khánh
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00