Giao diện tiếp cận

Đư?c yêu nhi?u khi c?ng kh? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của cha mẹ là điều mà mỗi chúng ta đều mong muốn. Nhưng trong thực tế, đôi khi được yêu thương trên mức cần thiết, hoặc theo cách không phù hợp, lại trở thành một nỗi khổ với không ít bạn trẻ.

Cuối giờ học buổi chiều, Quang S. phải ở lại để sinh hoạt cùng nhóm cán bộ lớp và Đoàn. Buổi họp có nhiều việc phát sinh nên diễn ra hơi dài. S. khá sốt ruột, vì so với quy định của gia đình thì lẽ ra S. đã phải có mặt ở nhà từ trước đó 30 phút. S. sốt ruột cho mình một thì sốt ruột vì sự sốt ruột của bố mười. “Kiều gì bố cũng đi tìm cho mà xem”, S. nghĩ. Và quả đúng như vậy, trong khi cả nhóm đang họp thì bố S. tìm tới…

Đã thành thông lệ, dù đi đâu, làm gì, S. cũng luôn phải nói rõ với bố giờ đi - giờ về của mình. Chỉ cần S về trễ vài chục phút là kiểu gì cả nhà S. cũng nháo nhác và bố S. lại xách xe đi tìm con…

Đó là chuyện của năm năm về trước, khi S còn là sinh viên đại học. Ngồi nhâm nhi ly cà phê cùng tôi, S. chậm rãi kể lại chuyện của mình. Thấy tôi tỏ ra thông cảm, S. buồn rầu than: “Nhưng mà bây giờ cũng chẳng khác trước là mấy ông ạ”. Hoá ra, dù đã đi làm, và thậm chí có bạn gái, nhưng S. vẫn được gia đình quan tâm theo cách “đi báo về tâu” như ngày nào.

Không chỉ có vậy, những ngày đi làm, cứ gần đến giờ ăn cơm trưa là bố S. lại gọi điện thoại hỏi thăm cậu đã chuẩn bị đi ăn cơm chưa, ăn tại công ty hay ra ngoài, cơm có ngon không… Đồng nghiệp ở cơ quan thấy như vậy một hai lần đầu thì ai cũng tấm tắc khen là S. sướng vì được gia đình quan tâm; nhưng rồi khi ngày nào cũng chứng kiến cảnh tượng S. miễn cưỡng trả lời những câu hỏi thăm của gia đình qua điện thoại, mà lại toàn là chuyện chẳng có gì quan trọng, mọi người cũng bắt đầu cảm thấy ớn…

Những tưởng chuyện của S. đã là chuyện hiếm và khó tin trên đời, nhưng sau khi nghe thêm chuyện cô em tôi (sinh viên ĐH Y tế Công cộng) kể thì mới thấy còn nhiều trường hợp “hay” hơn.

Cô em tôi kể hồi mới vào đại học, ai cũng “choáng” khi biết C., một cô bạn cùng lớp, hàng ngày đi học bằng “xe ôm”. Cả lớp đoán chắc là gia đình C. cẩn thận, không muốn con gái gặp nguy hiểm vì tự lái xe, nên bỏ tiền thuê xe ôm cho con đi học hàng ngày. Đến khi được C. cho biết người lái “xe ôm” đó chính là bố đẻ của mình, cả lớp mới vỡ lẽ và còn “choáng” hơn cả lúc đầu, khi biết C. đi học bằng “xe ôm”. Hiểu sự thắc mắc của bạn bè, C. giải thích: “Mình biết như vậy cũng tội cho bố, mọi người nhìn vào chắc cũng có thắc mắc, nhưng vì bố muốn như vậy, nên đành chịu. Có lẽ mình sẽ xin bố tự đi học bằng xe buýt cho… tiện”.

Còn H., cậu em con nhà chú tôi, thì lần nào cũng vùng vằng khi được mẹ dẫn đi siêu thị mua hàng, vì “mẹ em thích hai mẹ con cầm tay nhau khi đi xem hàng, rồi thi thoảng mẹ lại quàng tay qua vai em, kéo sát vào người mẹ, xoa lên đầu, hôn lên trán. Những lúc ấy em ngượng đỏ cả mặt, chỉ cầu mong không có bạn nào ở lớp nhìn thấy”.

Những chuyện như của S., C., và H. có lẽ không phải là “hiếm có khó tìm” trong các gia đình mà cha mẹ muốn “bao bọc” cho con cái tất cả. Dù ở những hoàn cảnh gia đình khác nhau, nhưng sự quan tâm trên mức cần thiết của cha mẹ thực sự là một vấn đề đối với họ. Theo tư vấn viên Quốc Cường của Tâm sự bạn trẻ, các bạn trẻ thường có xu hướng khẳng định sự độc lập của mình để càng ít có sự lệ thuộc vào cha mẹ càng tốt. Các bạn muốn được tự do trong các quyết định và hành động.

Tâm lý muốn thể hiện là một người trưởng thành cũng khiến nhiều bạn cảm thấy không thoải mái khi được cha mẹ quan tâm theo cách như lúc vẫn còn nhỏ. Đặc biệt ở tuổi dậy thì, nhiều bạn còn tỏ ra ngang ngạnh, thậm chí hành động ngược lại theo mong muốn của cha mẹ hoặc khuôn mẫu gia đình. Tất cả sự “phá cách” này chỉ nhằm một đích duy nhất là muốn tự khẳng định mình. Nắm được tâm lý này, các bậc phụ huynh không nên nổi nóng, quát mắng con em, mà cần lựa lời nói chuyện khéo léo để tạo sự gần gũi, đồng thời tạo điều kiện cho các em có tiếng nói nhiều hơn trong gia đình – hãy coi các em như người lớn chứ không phải là con nít nữa. Cũng không nên tỏ ra quá bao bọc hoặc làm thay những việc mà con cái đã có thể tự làm được.

Còn với các bạn trẻ, cũng không nên vì sự không thoải mái và sĩ diện tức thời mà có thái độ không tốt với cha mẹ khi nhận được những sự quan tâm hơi quá một tí. Cách thức thể hiện có thể không phù hợp, nhưng đó chắc chắn là tình cảm thật mà cha mẹ muốn dành cho các bạn. Các bạn nên nói chuyện với cha mẹ nhiều hơn để cha mẹ biết những suy nghĩ, mong muốn của mình. Việc âm thầm “chịu đựng” sẽ không những không tốt cho tâm trạng và cảm xúc của các bạn, mà còn không thay đổi được điều gì; thậm chí việc dồn nén những ấm ức quá lâu có thể sẽ bùng phát thành những lời nói và hành vi (cãi nhau với cha mẹ) không tốt cho cha mẹ vào một thời điểm nào đó.

Dinh Giang

Lượt xem: 744

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 54
Lượt truy cập: 36478292

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik