Động cơ của người hay cằn nhằn Thứ Ba, 06/07/2021, 14:00
Người hay cằn nhằn thường cảm thấy buộc phải thực hiện hành vi gây bực bội này với người khác.
Những điểm chính
- Người cằn nhằn có xu hướng làm điều này trong những mối quan hệ thân mật.
- Cằn nhằn thường là hành vi mang tính cưỡng bách (giống như chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, vd phải rửa tay liên tục…), nghĩa là người cằn nhằn cảm thấy rất khó để chấm dứt hành vi này.
- Sự thỏa mãn với mối quan hệ giảm sút bởi hành vi thường xuyên cằn nhằn, cho dù đó là mối quan hệ trong công việc hay mối quan hệ cá nhân.
Ít có kiểu tính cách nào gây bực bội cho người khác nhiều bằng tính hay cằn nhằn. Những định nghĩa được đưa ra về “cằn nhằn” chỉ về một người hay khiển trách, phàn nàn hoặc thường xuyên bắt lỗi người khác. Khi một người than phiền về một ai đó thường xuyên cằn nhằn với họ thì lời than phiền đó thường ám chỉ đến người cằn nhằn là một người yêu, cha/mẹ, hoặc sếp. Mẫu số chung của ba mối quan hệ trên bao gồm sự thân mật gần gũi, kề cận và động năng của mối quan hệ bao gồm sự phụ thuộc, nghĩa là người ta rất khó để tránh xa hoặc thoát khỏi các mối quan hệ này.
Khuynh hướng tính cách tổng thể của một người hay cằn nhằn là gì?
Tính cằn nhằn không được xác định trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê các chứng rối loạn tâm thần, ấn bản thứ 5 (DSM-5; Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ). Tuy nhiên, tính cằn nhằn mang một số đặc điểm trùng lặp với Chứng rối loạn nhân cách Xung hấn-Thụ động (Passive-Aggressive Personality Disorder), một kiểu rối loạn nhân cách từng xuất hiện trong các phiên bản trước của DSM. Trước đây, nhân cách xung hấn-thụ động còn được gọi là một kiểu nhân cách tiêu cực trong Cẩm nang, và những ai thường xuyên tương tác với một người có tính hay cằn nhằn đều hiểu rõ những cá nhân đó có thể tiêu cực ra sao.
Ngoài việc là một kiểu tính cách xung hấn-thụ động hoặc tiêu cực thì tính hay cằn nhằn cũng có thể mang nhiều ám ảnh, nghĩa là họ có vẻ dính mắc vào hoạt động của người khác. Tính hay cằn nhằn có thể trông hơi giống với những người mắc chứng Rối loạn Ám ảnh Cưỡng chế Obsessive-Compulsive Disorder (OCD) ở chỗ người hay cằn nhằn có một suy nghĩ mà họ bị mắc kẹt khi nghĩ đến (nỗi ám ảnh) rồi sau đó thực hiện một hành vi (cằn nhằn, mang tính cưỡng chế) để xoa dịu lo lắng do ý nghĩ ám ảnh gây ra. Ví dụ, một người chồng không thể nào ngừng suy nghĩ về việc liệu vợ đã sắp xếp một cuộc hẹn cho họ chưa (nỗi ám ảnh), và anh ta cứ liên tục cằn nhằn vợ mình (mang tính cưỡng chế) cho đến khi làm xong việc.
Mặc dù rất khó để nghiên cứu và phân loại những đặc điểm tính cách chủ quan như vậy, song khá hợp lý khi cho rằng tính hay cằn nhằn bao gồm cả yếu tố xung hấn-thụ động và ám ảnh cưỡng chế.
Ảnh hưởng của tính cằn nhằn đến những người gần gũi với họ
Trước đây, một định nghĩa chính thống về tính cằn nhằn đó là hành vi chỉ trích hoặc bắt lỗi, và một định nghĩa thứ hai cũng cần được xem xét: tính cằn nhằn luôn là nguyên nhân gây ra lo lắng hoặc bực bội. Định nghĩa thứ hai giải thích một cách ngắn gọn những ảnh hưởng của tính hay cằn nhằn đến người khác. Nói đơn giản là, người bị cằn nhằn luôn cảm thấy lo lắng và khó chịu. Cằn nhằn là một kiểu giao tiếp tiêu cực trong các mối quan hệ, và đặc biệt là, các nghiên cứu mẫu tiêu biểu về mối quan hệ yêu đương, luôn phát hiện thấy ở những cặp đôi bất hạnh thể hiện kiểu hành vi giao tiếp tiêu cực này nhiều hơn những cặp tương đối hạnh phúc (Bradbury & Karney, 2013).
Động cơ của tính hay cằn nhằn
Đầu tiên, mọi người đã nghĩ sai khi cho rằng người hay cằn nhằn thích làm vậy vì họ thích nghệ thuật cằn nhằn người khác. Những bệnh nhân mà tôi từng làm việc chẳng lấy gì làm vui vẻ khi cằn nhằn. Trên thực tế, các bệnh nhân đã bộc bạch rằng họ cảm thấy đó như một lời nguyền khi mang trên vai gánh nặng của sự quan tâm và hay lo nghĩ quá nhiều về mọi chuyện, lớn và nhỏ. Vậy đâu là động cơ chính của người hay cằn nhằn?
- Những người cằn nhằn hay cằn nhằn một phần là vì tâm trạng có vấn đề. Nói theo cách thông thường thì họ đang có tâm trạng “khó ở,” còn từ chuyên môn thì gọi là “rối loạn.” Căn nguyên của tính hay cằn nhằn là bản thân họ không có cảm giác bình an tại một thời điểm nào đó và cảm thấy không thể “ngồi yên” hoặc kiểm soát được cảm xúc tiêu cực của họ. Người hay cằn nhằn có thể cảm thấy lo lắng, sợ hãi, trầm cảm hoặc thất vọng, cùng những cảm xúc khác, và họ không thể chịu đựng được những cảm xúc ấy.
Không biết xử lý những cảm xúc của mình như thế nào, cho nên họ tìm đến những người thân thiết nhất để trút gánh nặng cảm xúc của bản thân vì họ không thể chịu đựng chúng lâu hơn nữa. Nhiệm vụ hoặc đối tượng mà họ tập trung (ví dụ, liệu đã thu xếp một cuộc hẹn chưa) chỉ đơn giản đóng vai trò là người vận chuyển hoặc phương tiện cho những cảm xúc tiêu cực.
- Về phương diện lâm sàng, những người hay cằn nhằn còn được gọi là người có nhu cầu cao về tính cấu trúc (high-need structure: nghĩa là đòi hỏi phản hồi nhanh chóng, đơn giản và chính xác và tránh những thông tin thiếu chắc chắn hoặc mơ hồ). Trong khi hầu hết mọi người đều chấp nhận rằng tính thiếu chắc chắn và sự lộn xộn ở mức độ nào đó là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày (ví dụ: trước sau gì thì đống quần áo cũng sẽ được giặt, đâu phải là tận thế nếu hôm nay vẫn chưa cắt cỏ ngoài sân), người hay cằn nhằn gặp khó khăn trong việc chấp nhận thực tế này. Những cá nhân này có một nhu cầu cực kỳ cao về tính cấu trúc, nghĩa là họ cần môi trường sống của họ mang lại cảm giác trật tự và dễ đoán ngay lập tức. Người ta thường hiểu sai về động cơ của người cằn nhằn, cho rằng người cằn nhằn muốn kiểm soát họ và lúc nào cũng tỏ ra cần quyền lực, nhưng quả thật là người cằn nhằn thường hay cằn nhằn vì một nỗi sợ sâu kín rằng thế giới của họ có thể vượt khỏi tầm kiểm soát nếu từng chi tiết một không được sắp xếp đâu ra đấy.
Tóm lại, gốc rễ của tính cách hay cằn nhằn thường là sự pha trộn giữa vấn đề về tâm trạng và nhu cầu về sự trật tự vì thế giới nội tâm của họ—những gì đang diễn ra trong tâm trí họ và thế giới xung quanh họ—thường mang lại cảm giác mất trật tự và khó kiểm soát.
Làm sao để kiểm soát được hiệu quả nhất tính cằn nhằn
- Tìm kiếm không gian riêng của bạn khi tâm trạng của người cằn nhằn trở nên rối loạn nhất. Khi tính cằn nhằn bị kích hoạt bởi một cảm xúc tiêu cực thì chế độ mặc định của họ thường sẽ là tìm kiếm thứ gì đó để cằn nhằn nhằm giảm bớt cường độ của cảm xúc tiêu cực mà họ đang có. Nếu bạn có thể tránh mặt đi thì người cằn nhằn sẽ không thể lợi dụng bạn như đối tượng để trút xả cảm giác tiêu cực của họ.
- Chỉ trao đổi vài lời chứ đừng tham gia vào cuộc tranh cãi. Đừng bước vào một cuộc trò chuyện đầy căng thẳng với người cằn nhằn khi họ bắt đầu cằn nhằn; chỉ cần đơn giản nói vài lời ngắn gọn, vạch ra một ranh giới rõ ràng và chắc chắn. Hãy nói “Anh sẽ nói điều này với em ngay trước bữa tối, anh hứa, nhưng anh sẽ không nói chuyện về việc này ngay bây giờ.”
Nếu họ vẫn tiếp tục ép bạn tham gia thì chỉ cần đơn giản lặp lại quan điểm; sớm muộn gì họ cũng sẽ thấy mệt mà dừng lại nếu bạn liên tục vạch ra ranh giới rõ ràng và không tham gia. (Kỹ thuật này là một ví dụ về quy luật học tập và hành vi được gọi là “sự dập tắt.”) Nếu sếp bạn có tính hay cằn nhằn thì hãy tạm thời vuốt ve tính tự đại của sếp bằng cách chiều theo ý sếp.
- Nếu người hay cằn nhằn là người yêu/bạn đời thì hãy thường xuyên đề cập đến việc đi tham vấn cặp đôi vào những dịp mà cả hai đều đang có tâm trạng thoải mái. Thay vì đề xuất thứ gì đó có vẻ đáng sợ, chẳng hạn như đi trị liệu tâm lý vợ chồng chuyên sâu trong 1 năm, hãy đề xuất rằng hai bạn nên đi tham vấn tâm lý hai hoặc ba buổi để giải quyết một vài vấn đề nhỏ. Khi bạn đề xuất việc trị liệu thì hãy nói theo cách tích cực và đầy hy vọng . Ví dụ, hãy nói “Nếu anh không yêu em thì có lẽ anh sẽ chẳng quan tâm, nhưng anh muốn xử lý mấy vấn đề đó để chúng ta có thể sống vui vẻ hạnh phúc bên nhau.”
Cuối cùng, tính cằn nhằn là một tính cách có thể khiến người khác vô cùng bực bội, nhưng ta có thể kiểm soát được nó hiệu quả hơn bằng cách thường xuyên thực hành các kỹ thuật được liệt kê ở đây và tránh dính mắc về cảm xúc vào thời điểm mà tính cằn nhằn bị kích hoạt.
Theo Tamlyhoctoipham.com
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tầm quan trọng của sự nhất quán khi dạy con Thứ Sáu, 01/03/2024, 14:00
- KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN Thứ Sáu, 12/01/2024, 00:00
- Vì sao người ta theo đuổi “đa sự nghiệp”? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Vì sao bạn muốn nghỉ việc nhưng lại chần chừ? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Hiring freeze - Khi tạm dừng là việc cần làm để tồn tại Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Mình đứng lên từ cú sốc bị xem thường vì làm nhiều nghề Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Cần lời khuyên về sự nghiệp? Hãy thử tìm đến những career influencer Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Overeducated: Khi bằng cấp bị “rớt giá” Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Hãy cư xử như một senior nếu muốn trở thành một senior Thứ Sáu, 24/02/2023, 14:07
- Beyoncé: Cần cù bù vào tài năng Thứ Ba, 24/01/2023, 00:00
Các tin khác
- Đừng chỉ phơi quần áo ngoài ban công. Hãy xem thêm 15 trường hợp thực tế này để khiến một ngôi nhà trở nên 'kinh ngạc' Thứ Ba, 29/06/2021, 15:00
- Làm thế nào để học sinh trung học sắp xếp thời gian hợp lý Thứ Ba, 22/06/2021, 16:00
- Áp lực thi cử Thứ Ba, 22/06/2021, 14:00
- Để có giấc ngủ ngon – Những điều nên và không nên làm Thứ Ba, 15/06/2021, 15:00
- Bác sĩ cảnh báo 2 thời điểm trong ngày có nguy cơ đột quỵ cao hàng đầu Thứ Ba, 08/06/2021, 16:00
- Một cách đọc sách khác Thứ Ba, 25/05/2021, 16:00
- Top 10 lợi ích của thức dậy sớm Thứ Tư, 14/04/2021, 16:25
- Tìm ra phương pháp mới để chống rụng tóc Thứ Tư, 17/02/2021, 15:00
- Lâu đài đất sét ở thung lũng tiên Thứ Hai, 01/02/2021, 10:25
- Những tác hại không ngờ của cô đơn đối với cơ thể Thứ Hai, 18/01/2021, 09:00
- Hangover là gì? Các thực phẩm tốt cho triệu chứng của hangover Thứ Tư, 13/01/2021, 14:00
- Cường điệu hóa nỗi lo về ngoại hình: Một dạng rối loạn tâm thần thể chất Thứ Ba, 12/01/2021, 18:00