Giao diện tiếp cận

Điều trị kháng retrovirus (ARV) như thế nào cho hiệu quả? Thứ Hai, 28/07/2014, 00:00

Hiện nay, liệu pháp điều trị kháng retrovirus (gọi tắt là điều trị ARV) cho người có HIV được nhìn nhận là một trong những biện pháp tích cực giúp người có HIV cải thiện sức khoẻ và kéo dài thời gian sống của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả những người có HIV và những người liên quan đều hiểu rõ điều đó.

Chính vì vậy, Tâm sự bạn trẻ mong muốn giới thiệu cho các bạn trẻ, những người đang sống chung với HIV, những thông tin cơ bản nhất về việc điều trị kháng retrovirus theo quy định mới nhất của Bộ Y tế.

1. Việc điều trị thuốc kháng ARV cần tuân theo các nguyên tắc nào?

Điều trị kháng retrovirus (ARV) được coi là một phần trong tổng thể các biện pháp chăm sóc và hỗ trợ về y tế, tâm lý và xã hội cho người có HIV. Vì vậy, bản thân việc điều trị thuốc kháng ARV không thay thế được các biện pháp chăm sóc và hỗ trợ về y tế, tâm lý và xã hội khác cho người có HIV.

Hiện nay, theo quy định của Bộ Y tế, bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có ít nhất 3 loại thuốc ARV (liệu pháp kháng retrovirus hoạt tính cao - HAART)

Yếu tố quan trọng quyết định thành công của điều trị kháng retrovirus chính là sự tuân thủ điều trị của chính người có HIV.

Các thuốc kháng retrovirus chỉ có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus HIV chứ không chữa khỏi hoàn toàn bệnh HIV nên người có HIV phải điều trị kéo dài suốt cuộc đời và vẫn phải áp dụng các biện pháp dự phòng để tránh lây truyền virus cho người khác.

Người có HIV điều trị kháng retrovirus khi chưa có tình trạng miễn dịch được phục hồi vẫn phải điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

2. Phác đồ điều trị ARV như thế nào là đúng và có hiệu quả?

Hiện nay, Bộ Y tế quy định phác đồ điều trị ARV hàng đầu được sử dụng cho tất cả các bệnh nhân bắt đầu điều trị ARV theo công thức: d4T + 3TC + NVP (trong đó d4T là Stavudine, 3TC là Lamivudine, NVP là Nevirapine).

Tuy nhiên, phác đồ này không sử dụng cho người bệnh có chỉ số men gan ALT (SGPT) > 2,5 lần chỉ số bình thường. Nếu người bệnh đang điều trị các thuốc chống lao có Rifamycin thì thay NVP bằng EFV (Efavirenz).

Khi thay NVP bằng EFV thì cần lưu ý một số điều sau:

+ EFV có thể gây dị dạng ở thai nhi nên không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai

+ Không uống thuốc EFV cùng thức ăn có nhiều chất béo do có nguy cơ tăng các tác dụng phụ về thần kinh.

+ Uống EFV vào buổi tối để tránh tình trạng rối loạn giấc ngủ

+ Không sử dụng EFV cho những người có bệnh lý về tâm thần (hiện tại hoặc trong quá khứ).

Nếu người bệnh không sử dụng được d4T do dị ứng thuốc hoặc thuốc gây độc tính với thần kinh, viêm tuỵ … thì có thể thay thế d4T bằng ZDV (Zidovudine).

Khi thay d4T bằng ZDV cần lưu ý một số điểm sau:

+ Không sử dụng ZDV khi bệnh nhân bị thiếu máu. Điều này có thể phát hiện bằng xét nghiệm Hgb < 70 g/l. Theo dõi Hgb 6 tháng một lần hoặc khi bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu trên lâm sàng.

+ Không sử dụng ZDV khi bệnh nhân có ALT (SGPT) > 2,5 lần chỉ số bình thường.

3. Quy trình tham gia điều trị kháng ARV

Khi bác sỹ nhận thấy người có HIV ở trong giai đoạn cần điều trị thuốc kháng ARV và khi người có HIV thực sự sẵn sàng tham gia điều trị kháng ARV thì mới nên bắt đầu điều trị. Quá trình điều trị kháng ARV cần tuân theo các giai đoạn sau đây:

Đánh giá trước điều trị ARV

- Bác sỹ cần đánh giá lại tình trạng lâm sàng, phân loại giai đoạn trước khi điều trị
- Bác sỹ cần kiểm tra xem người có HIV có mắc lao, các bệnh nhiễm trùng cơ hội và bệnh lý kèm theo hay không?
- Nếu người có HIV là phụ nữ, cần xác định xem có mang thai hay không
- Làm các xét nghiệm cận lâm sàng để lựa chọn phác đồ ARV phù hợp và làm cơ sở để đánh giá tiến triển sau điều trị

Theo dõi sự tuân thủ điều trị ARV của người có HIV

Người bệnh bắt đầu điều trị ARV cần được khám bác sỹ từ một đến hai tuần một lần trong tháng đầu tiên để được theo dõi các tác dụng phụ của thuốc và được củng cố về tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị. Trong tháng thứ hai và tháng thứ ba kể từ khi bắt đầu điều trị, có thể khám bác sỹ một tháng một lần và sau tháng thứ ba chỉ cần khám bác sỹ từ 3 đến 6 tháng một lần.

Người được điều trị ARV cần được theo dõi về sự tuân thủ điều trị. Cán bộ y tế cần kiểm tra lại những thuốc mà người bệnh được chỉ định dùng và cách dùng. Đồng thời kiểm tra thật chính xác thời gian và cách người bệnh dùng thuốc trong thực tế, số lần bỏ hoặc quên thuốc từ chính người bệnh và người hỗ trợ/ giám sát.

Nếu người bệnh tuân thủ sự điều trị kém, cán bộ y tế cần tìm hiểu những vấn đề mà người bệnh đang gặp phải, có thể là: chưa hiểu rõ về chỉ định dùng thuốc, hết thuốc hoặc gặp khó khăn về tài chính, có các tác dụng phụ của thuốc, các vấn đề tâm lý (không chấp nhận tình trạng nhiễm HIV của mình, không muốn người khác thấy mình điều trị thuốc HIV, sự thay đổi trong cuộc sống …), thiếu sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, … Trong những trường hợp này cần giải quyết những vấn đề khó khăn đó và cần tư vấn lại cho người được điều trị ARV một cách cẩn thận và kỹ càng.

Theo dõi tiến triển lâm sàng

Mỗi lần thăm khám, người được điều trị ARV cần được đánh giá cẩn thận về mặt lâm sàng, cụ thể là:
 
- Toàn trạng sức khoẻ, cân nặng, nhiệt độ cơ thể
- Phát hiện các tác dụng phụ của thuốc và tình trạng ngộ độc thuốc nếu có
- Đánh giá lại giai đoạn lâm sàng và đánh giá tiến triển của các bệnh nhiễm trùng cơ hội đã có, phát hiện các nhiễm trùng cơ hội mới xuất hiện hoặc tái phát.
- Phát hiện hội chứng phục hồi miễn dịch
- Xem xét khả năng mang thai

Các dấu hiệu chứng tỏ người bệnh có đáp ứng với điều trị ARV

- Người bệnh thấy khoẻ hơn, có nhiều sức lực hơn để thực hiện các hoạt động hàng ngày
- Toàn trạng khá hơn, tăng cân
- Các triệu chứng bệnh liên quan đến HIV có từ trước được cải thiện
- Các bệnh nhiễm trùng cơ hội có từ trước được cải thiện, giảm tần suất mắc và mức độ nặng của các nhiễm trùng cơ hội

Theo dõi xét nghiệm

Người bệnh điều trị ARV cần được theo dõi các xét nghiệm cận lâm sàng để phát hiện các tác dụng phụ của thuốc và đánh giá đáp ứng điều trị, cụ thể là:

- Xét nghiệm công thức máu toàn bộ và công thức bạch cầu 6 tháng/ lần hoặc khi có biểu hiện thiếu máu
- Xét nghiệm men gan ALT/ SGPT sau một tháng điều trị ARV và sau đó 6 tháng/ lần hoặc khi có biểu hiện viêm gan
- Đếm TCD4 6 – 12 tháng/ lần khi điều trị nếu có điều kiện
- Xét nghiệm thai nếu người bệnh đang điều trị EFV và có khả năng mang thai

4. Những điều cần biết về Hội chứng phục hồi miễn dịch

Sau khi người có HIV được điều trị các thuốc ARV, chức năng miễn dịch của cơ thể được phục hồi gây đáp ứng viêm với các nhiễm trùng cơ hội hoặc các bệnh tự miễn. Một số bệnh nhiễm trùng cơ hội không có biểu hiện lâm sàng trước đây có thể tái hoạt động hoặc có biểu hiện không điển hình. Sự xuất hiện của các bệnh lý liên quan tới sự tái tạo miễn dịch được gọi là hội chứng phục hồi miễn dịch.

Hội chứng này thường xuất hiện trong vòng 2 đến 12 tuần sau khi bắt đầu uống các thuốc ARV, gặp nhiều hơn ở những người bị suy giảm miễn dịch nặng khi bắt đầu điều trị ARV (số TCD4 < 50 tế bào/ mm3 ). Một số ít các trường hợp xuất hiện muộn hơn, nhiều tháng sau khi bắt đầu điều trị ARV. Hội chứng này thường có liên quan tới bệnh lao và các nhiễm trùng cơ hội khác như viêm phổi, viêm màng não, các bệnh nhiễm nấm, viêm gan B, C ... Một số bệnh không nhiễm trùng có thể nặng lên cùng với hội chứng phục hồi miễn dịch như bệnh vảy nến, viêm tuyến giáp ...

Biểu hiện của hội chứng phục hồi miễn dịch: Sốt, sưng hạch, biểu hiện ở mắt và các biểu hiện khác, phụ thuộc vào bệnh nhiễm trùng cơ hội có liên quan.

Trong trường hợp này, người được điều trị ARV không nên quá lo lắng, vì đây là một trong các biểu hiện thể hiện sự đáp ứng với thuốc ARV của cơ thể. Bác sỹ thường xác định và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội có liên quan và tiếp tục điều trị ARV. Tuy nhiên, có thể thay thế thành phần và liều lượng của thuốc ARV nếu có sự tương tác hoặc tăng độc tính khi phối hợp các thuốc ARV với các thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội. Trong trường hợp nặng không thể tiếp tục điều trị ARV, bác sỹ sẽ tạm dừng điều trị ARV để điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội và sau đó bắt đầu điều trị ARV lại bằng chính phác đồ điều trị đang dùng trước đó.

5. Các biểu hiện thể hiện sự thất bại điều trị ARV

Khi điều trị ARV, người có HIV cần được theo dõi chặt chẽ về mặt lâm sàng và miễn dịch để phát hiện thất bại điều trị. Chỉ được coi là thất bại điều trị khi người được điều trị đã tuân thủ chặt chẽ chế độ điều trị nhưng vẫn có các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm sau:

- Dấu hiệu lâm sàng: Không tăng cân, xuất hiện nhiễm trùng cơ hội hoặc bệnh lý ác tính báo hiệu tiến triển lâm sàng của bệnh, hoặc nhiễm trùng cơ hội trước đây tái phát, các bệnh lý lâm sàng giai đoạn III xuất hiện hoặc tái phát.

- Chỉ số TCD4: CD4 giảm xuống mức trước điều trị hoặc thấp hơn khi không có một nhiễm trùng nào là lý do để giải thích việc giảm CD4 nhanh chóng. Hoặc TCD4 giảm > 50% so với thời điểm TCD4 cao nhất từ khi điều trị và không có một nhiễm trùng nào là lý do để giải thích cho việc giảm TCD4 nhanh chóng.

Trong trường hợp này, bác sỹ sẽ chỉ định phác đồ điều trị mới theo từng trường hợp cụ thể.

Hiện nay, nhiều loại thuốc ARV đã được bán tự do trên thị trường. Đây là một tin vui với nhiều người có H vì cho đến nay nguồn thuốc hỗ trợ từ ngân sách chính phủ và các chương trình viện trợ dự tính đến hết năm 2005 cũng chỉ đủ cung cấp cho khoảng 6000 người. Tuy nhiên, điều này cũng có thể là một nguy cơ rất lớn cho những người có H vì có khả năng nhiều người sẽ tự mua thuốc điều trị mà không có theo dõi và giám sát của bác sĩ và như vậy sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc và nguy cơ kháng thuốc. Qua bài này, Tâm sự bạn trẻ muốn nhắc nhở các bạn rằng việc điều trị ARV không đơn giản và dù bạn có thể tự mua thuốc, hãy luôn luôn sử dụng thuốc với sự theo dõi của bác sỹ. Chỉ có tuân thủ điều trị mới giúp bạn thành công.

Ngọc Trang

Lượt xem: 11518

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 12
Lượt truy cập: 34986802

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik