Giao diện tiếp cận

Đi tìm tiếng nói bị lãng quên Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Đi tìm tiếng nói bị lãng quên

Hội thảo đã giúp bạn tình âm tính của người có H nói lên tiếng nói của mình

tamsubantre.org -  Vấn đề phòng tránh lây nhiễm HIV cho bạn tình của người có H lâu nay vẫn bị bỏ ngỏ và chưa nhận được sự quan tâm của các tổ chức. Tuy nhiên, cuối tháng 10 vừa qua, hội thảo “Tiếng nói bị bỏ quên – Những vấn đề của bạn tình âm tính của người có HIV và cặp đôi trái dấu” đã được Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI) tổ chức với sự tài trợ của APCASO/CAI Việt Nam tại Câu lạc bộ Báo chí, 59A Lý Thái Tổ, Hà Nội.

Tham dự hội thảo, ngoài các cơ quan thông tấn báo chí, các bạn nằm trong nhóm bạn tình âm tính của người có H ở các tỉnh thành, còn có đại diện của các tổ chức trong và ngoài nước như UNAIDS, WHO, và đặc biệt là sự hiện diện của ông Nguyễn Viết Tiến, (Thứ trưởng Bộ Y Tế).

Khổ như…bạn tình của người có H

Cho rằng mang trong mình vi rút HIV nghĩa là đã bị tuyên án tử hình, nhiều người tin hễ là người có H thì không còn cơ hội yêu và kết hôn với một người bình thường. Nghiên cứu về Sức khỏe sinh sản và tình dục của người có H do SCDI thực hiện với nhóm khách thể là 307 bạn tình của người có H đã chỉ ra, gần một nửa bạn tình của người có H là người âm tính hoặc không rõ tình trạng huyết thanh. Trong đó, 87% đã sống với người có H ít nhất 2 năm và 58% đã sống chung từ 5 năm trở lên.

Hàng ngày sống chung với người có H, hiểu rõ các nguy cơ có thể gặp phải, nhưng phần lớn bạn tình âm tính của người có H lại không được sự hỗ trợ và hướng dẫn nào để bảo vệ bản thân. “Chúng tôi phải sử dụng tài liệu chung dành cho những người có H, tìm kiếm kiến thức trong một khối lượng thông tin khổng lồ và chia sẻ với nhau về cách bảo vệ mình trong các buổi sinh hoạt nhóm”, bạn Linh (đại diện nhóm bạn tình âm tính của người có H ở Hà Nội) chia sẻ những khó khăn nhóm mình gặp phải.

Không chỉ là việc thiếu kiến thức, thiếu hỗ trợ trong phòng tránh lây nhiễm HIV từ đối tác, nhóm bạn tình âm tính của người có H còn vấp phải rào cản vô cùng lớn trong việc xét nghiệm, kiểm tra tình trạng sức khỏe, đó là thái độ kì thị của những người xung quanh. Nhiều người bày tỏ nỗi bất an khi nhận kết quả: “Nếu mình nhiễm thì họ bảo hai vợ chồng cùng nhiễm rồi kì thị cả hai. Nếu mình không nhiễm thì họ lại bảo làm gì có chuyện ngược đời là chồng bị mà vợ không bị. Thế nào cũng bị nói. Vậy nên, khi các chị trong nhóm tự lực đến động viên đi khám, làm xét nghiệm, mình mới dám đi với ý nghĩ, thôi kệ mọi người, muốn nói gì thì nói chứ cũng không quan tâm nữa”.
 
 
Nỗi niềm này có ai hiểu?

Có một nghịch lý đang diễn ra với những người này là họ bị buộc phải lựa chọn giữa sức khỏe, tính mạng của bản thân với sự gần gũi, khoái cảm trong quan hệ tình dục, và nhất là khát khao làm mẹ, có những đứa con của mình. “Em thấy mỗi lần bọn em dùng bao là D (người chồng) không thích. D dùng vì sợ làm lây nhiễm cho em nhưng thực lòng không hề thích. Em rất yêu D và không muốn mất D. Em sợ đến ngày nào đó D sẽ có quan hệ với người khác, một người cũng có H như D chẳng hạn. Mà em cũng thế, em cũng không thích dùng bao. Mỗi lần bọn em không dùng bao thì cả hai đều rất thích. Nên em phải nói thật với chị là bọn em không dùng bao nữa”, đây là câu chuyện của một bạn trong nhóm bạn tình âm tính của người có H trong nghiên cứu của SCDI. Theo lý giải của chị Khuất Thị Hải Oanh, giám đốc SCDI, nhiều người đã vượt qua ranh giới sợ hãi bị lây nhiễm vì tình yêu mà họ dành cho nhau quá lớn, họ sẵn sàng từ bỏ việc bảo vệ bản thân để được gần gũi, thỏa mãn trong tình yêu. Điều này có thể không phổ biến trong nhóm bạn tình của người có H, nhưng việc chấp nhận đối diện với nguy cơ lây nhiễm để có thể sinh con là điều rất dễ gặp.

Mong muốn có con – là kết tinh tình yêu của hai vợ chồng, để báo hiếu với gia đình chồng… là những lý do khiến bạn tình của người có H muốn sinh con dù biết rằng, nếu làm thế, khả năng bị lây nhiễm là rất cao và phải đối diện với việc sức khỏe suy giảm, thậm chí, con sinh ra có nguy cơ cao bị nhiễm HIV. Và khi không nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ bất kì cơ quan, tổ chức nào, họ truyền tai nhau những “bí kíp” tự thu thập được. Dĩ nhiên, độ tin cậy của chúng cũng không nơi nào có thể kiểm nghiệm, như cắt đầu bao, canh ngày rụng trứng, không dùng bao, hay quan hệ không dùng bao rồi dùng thuốc chống phơi nhiễm.

Phải đối diện với rất nhiều vấn đề, vấp phải rất nhiều rào cản trên con đường đi tìm hạnh phúc cho bản thân nên nhóm bạn tình âm tính của người có H rất mong có cơ hội được mọi người lắng nghe những nhu cầu và mong mỏi ấy của họ, góp phần giúp họ thực hiện những ước mơ nhỏ bé.

Khởi động để lắng nghe

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh: “Hội thảo này tuy nhỏ, thậm chí rất nhỏ nhưng ý nghĩa của nó thì vô cùng to lớn. Tiếng nói bị bỏ quên chính là nhu cầu, mong muốn được giúp đỡ của những bạn tình trái dấu của người có H. Những giải pháp, cách làm nào đáp ứng được nhu cầu của họ, những cách chăm sóc người có H và đặc biệt là những người trái dấu thì chăm sóc sức khỏe như thế nào, mong muốn có con thì làm như thế nào?”. Ông cũng nhấn mạnh, việc chúng ta quan tâm tới nhóm người này chính là việc chúng ta chuyển từ mặt hậu là lây nhiễm rồi điều trị rồi phòng tránh lây nhiễm sang mặt tiền, tức là phòng tránh lây nhiễm ngay từ đầu và cách làm này rõ ràng đem lại hiệu quả cao hơn.

Hội thảo “Tiếng nói bị lãng quên – Những vấn đề của bạn tình âm tính của người có HIV và cặp đôi trái dấu” tuy chưa thể giải quyết được những khó khăn mà các cặp đôi trái dấu đang phải đối diện, nhưng nó đã khiến tiếng nói của họ được lắng nghe, thảo luận để đề ra phương pháp cải thiện.

Bà Khuất Thị Hải Oanh, giám đốc SCDI bày tỏ: “Phải nói là sự hiện diện của Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến ngày hôm nay, ở hội thảo này đã là một thành công lớn. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của Bộ Y Tể, cơ quan đi đầu trong việc cung cấp những dịch vụ và hỗ trợ cho người có H và bạn tình của họ”.

Bạn Hoàng (đại điện nhóm bạn tình âm tính của người có H ở  Quan Lạn, Quảng Ninh) không giấu được sự xúc động: “Chúng em rất cảm ơn sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân đã tới tham dự hội thảo ngày hôm nay. Đây chính là cơ hội để chúng em có thể nói lên tiếng nói của mình”.

Hy vọng, với sự tham gia của các cơ quan thông tấn báo chí trong hội thảo, tiếng nói của những người bạn tình âm tính của người có H sẽ tới được nhiều nơi hơn nữa, nhiều người hơn nữa và giúp cải thiện đáng kể tình trạng của họ hiện nay.

Việt Loan

Lượt xem: 1155

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 8
Lượt truy cập: 34632911

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik