Đ?i di?n v?i tr?m c?m và t? t? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Trầm cảm, tự tử đang là những biểu hiện đáng báo động của nhiều thanh thiếu niên, gây thất vọng cho các bậc phụ huynh, làm nhà trường khó xử và là vấn đề nhức nhối của xã hội. Mặc dù đã có nhiều giải pháp, nhưng tỷ lệ thanh thiếu niên mắc bệnh trầm cảm và dẫn đến tự tử vẫn quá trầm trọng.
Nỗi đau trầm cảm
Em Nguyễn L. A (14 tuổi, Hải Dương) từ vài tháng nay thường xuyên bị đau đầu. Gia đình cho biết Anh còn có các biểu hiện lo âu, tự ti và có dấu hiệu bị trầm cảm. Sau hai tháng điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương, những biểu hiện đó không giảm. Khi được chuyển qua Phòng Khám và Tư vấn cho vị thành/ niên thanh niên (VTN/TN), các bác sĩ và chuyên gia tâm lý đã phát hiện Anh mắc chứng trầm cảm, nguyên nhân do Anh lo lắng và cảm thấy quá cô đơn vì cha mẹ không quan tâm đến mình.
- Hội chứng trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là từ 18 đến 45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới.
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm cướp đi mỗi năm trung bình 850.000 mạng người, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng hai trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh. Nhưng chỉ khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. |
Ths. Phạm Mạnh Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn Tâm lý (thuộc trường ĐH KHXH&NV Hà Nội) kể lại câu chuyện của cô gái tên L. L không lấy chồng và ở với mẹ (Hoài Đức – Hà Tây), một thời gian L cảm thấy tự nhiên chân tay tê dại, các khớp cứng lại, gần như bị liệt, mẹ phải ở bên cạnh chăm sóc. Sau hai năm bị liệt như thế, tình cờ L gặp được một người đàn ông qua mạng. Người đàn ông này đã dành thời gian chia sẻ với L, cô dần vui hơn, đặc biệt sau nửa năm thì những triệu trứng tê liệt mất dần, L đi lại được bình thường. Ths. Hà cho biết: “Kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân chính do L cảm thấy buồn bực và không có người bạn chăm sóc, chia sẻ. Chính sự buồn chán ấy kéo theo những biểu hiện về thực thể, làm co cứng người lại. Khi có tình yêu, có niềm vui trong cuộc sống, cơ thể sẽ trở lại bình thường”…
Một ngày nào đó bạn hãy bớt chút thời gian đến Viện Sức khoẻ Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung ương hay Viện Tâm thần Hà Nội, nhìn những người còn rất trẻ đi lại với gương mặt vô hồn, nằm trên giường với ánh mắt âu sầu…, bạn không thể không động lòng trắc ẩn, thương cảm họ.
Có thể bạn nghĩ tình trạng trầm cảm sẽ không gây đau đớn cho người mắc phải trạng thái này, nhưng thực tế, nó gây đau đớn và tổn thương hơn nhiều lần nỗi đau thể xác. Trầm cảm có thể kéo theo rất nhiều bệnh, từ bệnh tâm lý đến bệnh thực thể như đau đầu, đau bụng, hay chứng tê liệt chân tay như trường hợp L ở trên.
Tự “hành xác” và tự tử
Tự tử và thử tự tử thường xảy ra sau một loạt những cảm xúc âm tính và suy nghĩ tiêu cực do buồn chán, thất vọng, mất niềm tin vào cuộc sống và định hướng cho tương lai... Gần đây, hiện tượng tự tử của VTN/TN đã đến mức báo động.
Chị Lệ (Ba Đình – Hà Nội) bàng hoàng khi đọc được những dòng này trên màn hình máy tính trong khi cô con gái mới thi trượt đại học đã ngủ gục trên bàn: “… lấy con dao lam, rạch một đường nhẹ nhàng nơi cổ tay, vừa nằm lim dim nghe nhạc vừa ngắm… máu chảy lênh láng. Cách này giúp ta cảm nhận rõ nhất cảm giác sắp chết”. Ngỡ ngàng nhận ra đó là diễn đàn – nơi mà những thanh niên bằng tuổi con chị thường vào đó trao đổi … cách tự tử, và chỉ những ai có ý định tự tử mới được tham gia. Bên dưới nick name Chandoi_codon (sau này chị biết là của con chị) viết: “Tôi buồn đến mức không thể chịu nổi, nản lòng vì thực tại và thấy mình không có giá trị. Bố mẹ mắng chửi và tôi cảm thấy nhục nhã vô cùng”.
Những biểu hiện của bênh trầm cảm
- Âu lo thường xuyên với sự sợ hãi lan rộng không rõ nguyên do - Rối loạn chức năng sinh dục: giảm hoặc mất ham muốn tình dục ở cả hai phái, có thể yếu hoặc mất chức năng cương ở nam giới, lãnh cảm ở phụ nữ.
- Mất ngủ, chán ăn, tăng hoặc giảm cân bất thường, có cảm giác đau nhức ở nhiều vùng ở cơ thể, điển hình là cảm giác tức ngực, đau bụng.
- Do dự, không chắc chắn, dễ bị tổn thương, khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rũ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng.
- Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân và người khác, cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai.
- Đối với những người bệnh nặng hơn còn có thể không thực hiện được những việc bình thường như đi ra ngoài, đi chợ hay đi học, gặp gỡ bạn bè, thăm người thân, tiếp xúc với người khác, đặc biệt là bạn khác giới. |
Gia đình bất hoà, bố mẹ không quan tâm đến con cái cũng là lý do khiến teen nghĩ đến cái chết. Quỳnh Liên (học sinh lớp 8 - Phương Mai, Hà Nội) đã hai lần tự sát nhưng không thành. Từ một học trò ngoan ngoãn, học giỏi, Liên thay đổi khiến thầy cô và các bạn không khỏi ngỡ ngàng. Liên phá phách, buồn rầu và luôn sẵn sàng nổi xung với bất cứ ai. Lần tự sát đầu tiên, Liên uống thuốc ngủ nhưng chưa đủ liều nên em không chết. Vẫn ấm ức, lần hai Liên chọn thuốc sâu. May mắn thay, gia đình phát hiện sớm và đưa em đi rửa ruột kịp thời.
Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn tâm lý (thuộc trường ĐH KHXH&NV Hà Nội) sau khi được gia đình nhờ can thệp đã biết nguyên nhân. Lớp 6, Liên có thêm một em trai. Tình thương bố mẹ dành hết cho em trai, Liên ngày nào cũng bị bố mẹ mắng chửi, chỉ trích. Liên luôn cảm thấy cô đơn, lạc lõng và uất ức, em lầm lỳ, ít nói, xa dần bố mẹ hơn. Hoàn cảnh đó khiến em có ý định tìm đến cái chết. Từ việc xác định được nguyên nhân như vậy, các cán bộ, nhân viên trung tâm đã đưa ra giải pháp để giúp Liên vượt qua được tình trạng này.
Tình yêu cũng là nguyên nhân của những cái chết trẻ. N. Phương (Phú Xuyên – Hà Tây) là một ví dụ. Phương yêu một anh chàng cùng làng, nhưng không được cha mẹ đồng ý, với lý do anh chàng người yêu nghiện ma tuý và không nghề nghiệp. Do gia đình cương quyết cấm không cho hai bạn gặp nhau nên Phương đã tìm đến cái chết khi vừa nhận giấy báo trúng tuyển Đại Học. Vì đường đến bệnh viện quá xa, lượng thuốc trừ sâu trong ruột lớn, em đã ra đi khi tuổi mới tròn 17.
Cha mẹ - điểm tựa tinh thần của con cái
Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển tâm lý của lứa tuổi vị thành niên, nhất là giai đoạn dậy thì. Sự quan tâm không đúng phương pháp, luôn áp đặt, không chú ý đến suy nghĩ độc lập của teen từ phía người lớn… có thể dẫn đến những cảm xúc, suy nghĩ và hành vi không bình thường ở teen. Chính vì vậy, nếu như mỗi cha mẹ đều cố gắng trở thành người bạn thân thiết của con mình chắc sẽ không nhiều học sinh, sinh viên trầm cảm, tự tử như vậy.
Quá trình điều trị chứng trầm cảm và những trường hợp bạn trẻ đã tự tử nhưng không thành của bác sĩ và các nhà tư vấn sẽ chẳng mang lại hiệu quả nếu như không có sự hợp tác của cha mẹ.
Em Nguyễn L. A (Hải Dương – đã đề cập ở đầu bài viết) sau khi được chuyên gia tâm lý tư vấn và khuyên giải, cộng với sự chăm sóc ân cần, quan tâm bằng tình yêu thương chân thành của cham mẹ đã vui trở lại và hết dần những triệu trứng của bệnh trầm cảm.
Còn chị Lệ (Ba Đình – Hà Nội), sau khi đọc được những dòng tâm sự trên forum dành cho tuổi teen ấy, đã hiểu ra mọi vấn đề, chị hiểu vì sao gần đây Thương (con gái chị) có những biểu hiện tiêu cực và hay nổi xung với cha mẹ. Ghi lại địa chỉ trang web, chị đánh thức con và nhẹ nhàng bảo Thương đi ngủ. Từ hôm đó, chị không mắng chửi và chủ động tâm sự nhiều hơn với Thương. Ban đầu Thương cũng vẫn còn xa lánh và không muốn tiếp xúc nhưng dần dần thái độ của Thương thay đổi, những lo lắng được giải toả. Cũng may chị biết trước để giải quyết kịp thời nên chưa có điều đáng tiếc nào xảy ra.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00