“Dâu là con, rể là khách”? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Đã là khách sẽ luôn được ưu ái
Nhiều gia đình khi con gái đi lấy chồng, bố mẹ gửi gắm tất cả yêu thương cũng như lo lắng của mình cho con rể. Với tâm lý đó nên chuyện nhạc phụ, nhạc mẫu ưu ái, quý mến con rể hình như là một điều không xa lạ. Vì vậy, mới có chuyện con rể lúc nào cũng đúng, thậm chí khi có chuyện vợ chồng xích mích, cãi vã, bố mẹ vợ cũng nghĩ rằng: chẳng qua vì vợ không khéo chiều chồng mà thôi. Trường hợp của chị Hồng (Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) là một ví dụ, ông xã chị tuy là một người thành đạt trong công việc, nhưng lại thường bỏ bê việc quan tâm, chăm sóc vợ con, thêm vào đó lại nghiện đỏ đen, nên có thể đi thâu đêm, suốt sáng mà không cần biết vợ con ở nhà ra sao. Chị mang tâm sự này về kể với bố mẹ để mong tìm được sự động viên, cũng như mong bố mẹ giúp chị góp ý với ông xã, nhưng ngờ đâu bố mẹ chị sau khi nghe xong câu chuyện, dù rất thương con gái và cháu ngoại, thì cũng chỉ biết an ủi chứ việc góp ý về cách sống của con rể thì e các cụ không thể nói vì sợ mất lòng chàng rể yêu. Lúc này hai cụ không biết nói gì hơn là khuyên con gái “một sự nhịn là chín sự lành con ạ, thôi đợi những lúc đầu gối tay ấm mà thủ thỉ thuyết phục, góp ý với chồng”.
Tâm sự bạn trẻ đang đăng loạt bài về bình đẳng và công bằng giới nhằm giúp độc giả có một cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề vấn đề này, đồng thời tạo diễn đàn để độc giả cùng thảo luận... Bên cạnh các bài viết do phóng viên và cộng tác viên của Tâm sự bạn trẻ viết, độc giả cũng sẽ được tiếp cận các văn bản pháp luật có liên quan đến bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình. Bài vở, thư góp ý của độc giả xin vui lòng gửi về địa chỉ: chat.banbientap@cihp.org (Lưu ý: Để tiện cho việc biên tập, độc giả vui lòng viết bằng chữ có dấu và sử dụng bộ gõ Unicode. Các bài viết, ý kiến của độc giả được đăng sẽ được tính nhuận bút theo quy định của Tâm sự bạn trẻ). >>Sự thiếu hụt của các dịch vụ khám SKSS dành cho nam giới >> Đàn ông có gặp áp lực giới? >> Tránh thai – chuyện không của riêng phái nữ! >> Những “bóng hồng” trong quảng cáo >> Nỗi niềm con gái >> Là đàn ông không phải làm việc nhà?
Mọi chuyện bắt đầu khó khăn hơn khi sự khách sáo không còn ở giới hạn “đèn nhà ai nhà ấy rạng nữa”, mà đã ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của đại gia đình. Gia đình ông bà Hoà (Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội) vì là trưởng tộc, nên những ngày giỗ tết họ hàng đều tập trung ở nhà ông. Nhưng ông bà chỉ có hai con, một trai, một gái, nên đến những ngày này cả nhà ai nấy đều tất bật. Tưởng chừng năm nay mùng một tết sẽ đỡ vất vả hơn bởi năm nay ông bà có thêm cậu con rể, nhưng đến 10 giờ 45 phút sáng mùng một mà vẫn chả thấy bóng dáng vợ chồng cô con gái rượu đâu. Hoá ra chàng rể mới nghĩ rằng: mình chỉ là khách nên khi nào đến bữa mới xuống, hơn nữa, nhà lại xa nên không tiện chở vợ về nhà ngoại trước. Không chỉ có vậy, đến nhà bố mẹ vợ, con rể ông bà Hoà quán triệt quan điểm “dâu con, rể khách”, nên dù thấy bố mẹ và anh trai và vợ tất bật chuẩn bị cỗ bàn, anh vẫn ung dung ngồi trên nhà đọc báo, tiếp chuyện các cụ khiến ông bà Hoà được một phen “mát mặt” vì chàng rể quý hoá.
Bài đã đăng:
>> Tứ đức thời hiện đại
>> Chăm sóc con nhỏ, nhờ chồng khó quá!
>> Đàn ông Việt Nam sướng quá!
>> Phòng chống bạo lực gia đình từ các góc nhìn
Và khi khách đã thành con
Không chỉ khi gia đình vợ có việc cần sự tham gia ý kiến của chàng rể, mà cả khi bố mẹ vợ trái nắng trở trời, không ít chàng rể vẫn giữ vai trò làm khách. Vợ chồng Minh (phố Hàng Cót, Hoàn Kiếm, Hà Nội) lấy nhau được gần 10 năm, đã sinh được hai đứa cháu ngoại cho ông bà, nhưng rất quán triệt tư tưởng “dâu con rể khách” nên anh có thể đến chơi nhà bố mẹ vợ chứ cương quyết không chịu ngủ lại, dù có lần về chơi với ông bà ngoại, cu Tí bỗng lăn đùng ra sốt cao. Vốn dĩ là người rất thương con, nhưng vì giữ đúng “phép tắc”, nên anh Minh không thể ở lại nhà bố mẹ vợ, dù về nhà anh cũng không cảm thấy yên tâm vì lo cho con. Lúc đó ông bà ngoại của cu Tí mới chợt giật mình tự hỏi cháu ngoại mà con rể còn vậy, còn mình nếu nhỡ có ốm nặng phải nhờ đến con cháu thì chàng rể có đủ can đảm để ở lại qua đêm chăm sóc hay không?
Để rể không còn là khách
Có rất nhiều gia đình đã vượt qua được định kiến “dâu con rể khách”. Họ đã nhìn thấy lý do khiến rể thành khách là do sự e ngại, giữ kẽ, hoặc các chàng rể không tìm thấy ví trị của mình trong gia đình nhà vợ. Vì vậy, để phá vỡ hàng rào ngăn cách đó, bố mẹ vợ sẽ phải là người tiên phong giúp chàng rể thấy bầu không khí thân thiện, ấm cúng của gia đình, thấy được vai trò của mình trong gia đình nhà vợ.
Lúc đầu bà cũng lo lắng không biết cư xử như thế nào để con rể không cảm thấy bị lép vế, bị mặc cảm là “chó chui gầm chạn”, nên việc đầu tiên bà tập cho mình thói quen coi Hùng như con. Vì vậy, cái bòng đèn hỏng, bà chả ngại gọi con con rể thay, thấy cái nhà bẩn bà cũng không ngần ngại chỉ cho Hùng thấy, rồi cả khi thấy người không được khoẻ thậm chí bà còn chủ động kể với con rể trước khi nói với con gái, nên Hùng luôn cảm thấy mẹ vợ gần gũi như mẹ đẻ.
Hoặc trên thực tế có không ít chàng rể trở thành người con tốt, trụ cột của gia đình vợ. Anh Lâm từ một huyện nghèo của tỉnh Thanh Hoá ra Hà Nội lập nghiệp, ngày anh cưới con gái cưng của một “đại gia”, khi đó không ít lời ra tiếng vào nói rằng anh vì ham giầu mà lựa chọn gia đình vợ anh. Thế nhưng, gia đình vợ đối đãi với anh rất tốt. Sau một thời gian theo bố vợ học hỏi cách làm ăn buôn bán, anh Lâm tậu được nhà, đưa vợ con ra ở riêng. Vừa rồi, do làm ăn thua lỗ, bố mẹ vợ của anh Lâm mất sạch cơ nghiệp khi tuổi đã cao. Anh Lâm đã không ngần ngại đón bố mẹ vợ về nhà chăm sóc vì đơn giản anh nghĩ rằng “không có bố mẹ vợ thì tôi đâu có được như ngày hôm nay, ông bà thương yêu tôi như con, sao tôi có thể đối xử bạc được”.
Như vậy, bên cạnh những người luôn thấy mình xa lạ trong gia đình vợ vẫn có những người thấy được sự gắn bó, thân thiết và gần gũi. Vậy còn bạn, nếu bạn đã, đang và sắp bước vào cuốc sống gia đình bạn nghĩ như thế nào về quan niệm “dâu con rể khách”? Và bạn có nghĩ rằng quan niệm này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hạnh phúc gia đình bạn trong tương lai? Mong rằng bạn sẽ suy nghĩ về điều này trước khi quyết định bước vào cuộc sống gia đình.
"Những mảnh đời có thật" (*) - những câu chuyện có thật về đời sống gia đình và vấn đề bạo hành ở một thành phố biển...: >> "Những mảnh đời có thật" và những suy ngẫm về "chân dung" bạo hành >> Chồng hành hạ, con không tha >> Sáng bị chồng đánh, chiều đóng vai vợ chồng hạnh phúc >> Trị bệnh cho người cũng có tội >> Những lá đơn xếp đầy ngăn kéo (*) Đây là một ấn phẩm do dự án phòng chống bạo hành gia đình tại thị xã Cửa Lò (do CIHP thực hiện) xuất bản. |
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00