Đau bụng kinh nhưng không ra máu là do đâu? Làm sao để khắc phục Thứ Năm, 19/10/2023, 14:00
Chu kỳ kinh nguyệt đến nhưng không thấy máu kinh xuất hiện, kèm theo đó vẫn là những cơn đau bụng khiến chị em khổ sở và không kém phần hoang mang, lo lắng. Lý do của triệu chứng này là gì và cần khắc phục tình trạng đau bụng kinh không ra máu như thế nào?
Tại sao đau bụng kinh không ra máu?
Đau bụng kinh (hay còn gọi là thống kinh) là hiện tượng mà đa phần phụ nữ gặp phải mỗi khi kỳ kinh nguyệt đến, thường xuất hiện vào đầu chu kỳ. Cơn đau thường bắt đầu từ vùng bụng dưới, có khi đau ít, khi đau nhiều, dữ đội.
Tuy nhiên, cũng có nhiều phụ nữ gặp phải hiện tượng đau bụng kinh trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng lại không có máu kinh. Triệu chứng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi và khá bất thường nên khiến chị em có tâm lý sợ sệt, mất ăn mất ngủ.
Thế nhưng, bạn cũng không nên quá căng thẳng vì theo bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, đau bụng kinh không ra máu thường xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
- Do người phụ nữ đang mang thai:Trong giai đoạn đầu của thai kỳ chị em cũng sẽ có những triệu chứng như ngày đến tháng: đau bụng dưới, căng tức ngực, đầy hơi, buồn nôn, chóng mặt,… Trường hợp chị em có quan hệ tình dục trước đó và không áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn triệt để thì khi gặp phải hiện tượng đau bụng kinh không ra máu, nguyên nhân đầu tiên có thể nghĩ tới chính là dấu hiệu báo thai. Một số chị em có cảm giác đau âm ỉ ở vùng bụng dưới khi mới đậu thai. Hiện tượng này xuất hiện do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể sau khi trứng được thụ tinh.
- Tắc kinh: hiện tượng đau bụng kinh không ra máu cũng sẽ xảy ra với chị em thường xuyên căng thẳng, stress nặng và bị áp lực cuộc sống ảnh hưởng đến tâm lý, khiến hormone thay đổi. Chúng ta cũng thường nhận thấy dấu hiệu bất ổn của kinh nguyệt khi tâm lý bị ảnh hưởng, thay đổi đồng hồ sinh học. Vì vậy, đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đến kỳ kinh nguyệt nhưng bạn vẫn không thấy máu kinh.
- Dấu hiệu tiền mãn kinh: đứng trước giai đoạn tiền mãn kinh khoảng từ 45-50 tuổi, chức năng sinh sản ở nữ giới suy giảm dần, đồng nghĩa với việc hoạt động của buồng trứng cũng không còn tốt. Vì thế sẽ xuất hiện tình trạng kinh nguyệt không đều, vẫn bị đau bụng kinh nhưng không ra máu hoặc đau bụng kinh nhưng ra ít máu.
Tuy nhiên chu kỳ kinh nguyệt của người trong độ tuổi tiền mãn kinh còn phụ thuộc vào sức khỏe, cơ địa cũng như tuổi tác của mỗi người.
- Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể: các vấn đề về kinh nguyệt phần lớn là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Hormone progesterone và estrogen duy trì và chi phối hoạt động của buồng trứng, quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Khi xảy ra sự mất cân bằng 2 nội tiết tố này sẽ gây ra những tình trạng bất thường về vòng kinh như tắc kinh, bế kinh, bị đau bụng kinh dữ dội mà kinh nguyệt không ra được.
- Hiện tượng này cũng dễ gặp phải ở những phụ nữ thường xuyên căng thẳng, stress trong thời gian dài hoặc vận động quá nhiều, vận động quá mức. Vì vậy, bạn nên có sự điều chỉnh trong chế độ sinh hoạt và tập luyện để tránh gây áp lực đến hệ thần kinh và cơ thể. Từ đó nội tiết sẽ ổn định hơn.
- Lạm dụng nạo phá thai: việc nạo phá thai nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tử cung, gây dính buồng trứng và từ đó dẫn đến hiện tượng mất kinh khi đến chu kỳ.
Đối với chị em mới phá thai hoặc chỉ sẩy thai một lần thì triệu chứng đau bụng kinh không ra máu chỉ xảy ra tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định.
- Phẫu thuật điều trị bệnh lý: với một số bệnh lý phụ khoa, người phụ nữ thường được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng. Điều này gây ra tình trạng tới tháng, đau bụng nhưng không có kinh.
- Sử dụng thuốc tránh thai bừa bãi: thuốc tránh thai có nhiều thành phần hóa học, có công dụng trong việc điều chỉnh vòng kinh và cải thiện cơn đau bụng kinh. Tuy nhiên, nếu sử dụng bừa bãi, không đúng chỉ định bác sĩ và thường xuyên sẽ dẫn đến bế kinh, tắc kinh trong chu kỳ, kèm theo đó là đau bụng kinh không ra máu.
Nếu tình trạng này kéo dài, chị em cần phải nhanh chóng đi khám phụ khoa để biết được nguyên nhân bởi rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Làm sao để khắc phục đau bụng kinh không ra máu mỗi chu kỳ?
Khi tình trạng đau bụng kinh nhưng không ra kinh xảy ra không thường xuyên hoặc chỉ xuất hiện một vài lần thì có thể không cần quá lo lắng. Đôi khi đó chỉ là biểu hiện trong một thời điểm nhất định khi sức khỏe cơ thể bất ổn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể khắc phục như sau
- Nếu nghi ngờ đây là dấu hiệu mang thai, bạn cần mua que thử thai để kiểm chứng sau đó đến gặp bác sĩ Sản phụ khoa để được tư vấn.
- Ăn uống khoa học, có chế độ nghỉ ngơi điều độ, không để bản thân bị căng thẳng, stress quá đà. Bạn có thể bổ sung thêm một số thực phẩm tốt cho tình trạng này như: sữa chua, cá hồi, thực phẩm chứa nhiều magie, chuối, táo, gừng, uống các loại trà, sữa ấm,..,
- Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh, quá sức, đặc biệt là trong kỳ kinh.
- Giữ vệ sinh vùng kín cẩn thận, sạch sẽ: vùng kín cần phải được giữ gìn để không xảy ra viêm nhiễm hay các bệnh phụ khoa. Đặc biệt, bạn cần phải chú ý vấn đề này trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn: chưa có ý định sinh con, bạn hãy áp dụng phương pháp phòng tránh thai an toàn triệt để. Không nên lạm dụng nạo phá thai, thuốc tránh thai cũng như phẫu thuật buồng trứng, tử cung để ảnh hưởng đến vấn đề kinh nguyệt.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ: chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ, nhất là khi phát hiện bất thường trong cơ quan sinh sản. Đặc biệt chú ý những bệnh lý gây đau bụng kinh như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung…
- Nếu phát hiện đau bụng kinh không ra máu là dấu hiệu bệnh lý, cần lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Có thể sử dụng Đông y, thuốc nam để đảm bảo sự an toàn, lành tính. Ngoài ra, không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Một số lưu ý chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện:
Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa Đông y VN – nguyên Trưởng khoa Phụ BV YHCT Trung ương chia sẻ một số lưu ý cho người bị đau bụng kinh nhưng đến kỳ lại không ra máu:
- Hạn chế các đồ ăn cay nóng. Không ăn quá nhiều thức ăn lạnh, mang tính chất hàn
- Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.
- Ngủ đủ giấc, thư giãn đầu óc, giữ tinh thần luôn thoải mái
- Bổ sung nhiều thức ăn có hàm lượng Magie và sắt lớn
Đau bụng kinh không ra máu là một hiện tượng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Cơ thể của mỗi người không ai giống ai. Vì vậy, bạn không nên chủ quan mà hãy nhanh chóng đi khám Phụ khoa để biết được bệnh của mình là do đâu và có phương án xử lý phù hợp.
Nguồn Samya.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00
Các tin khác
- 8 dấu hiệu cho thấy tỷ lệ Estrogen thấp ở phụ nữ, không thể coi thường Thứ Sáu, 13/10/2023, 12:00
- Những động tác Yoga giúp làm giảm đau bụng kinh hiệu quả Thứ Năm, 12/10/2023, 13:00
- 10 dấu hiệu bạn thường gặp khi đến thời kỳ mãn kinh Thứ Sáu, 06/10/2023, 16:00
- Đừng tin vào 6 điều này khi nói về khả năng mang thai của phụ nữ Thứ Sáu, 06/10/2023, 14:00
- KHÁM TIỀN HÔN NHÂN CHO NAM: DANH MỤC KHÁM VÀ CÁC LƯU Ý CẦN BIẾT Thứ Năm, 28/09/2023, 13:00
- LỜI GỬI MẸ: NHỮNG ĐIỀU CON CHƯA TỪNG NÓI Thứ Hai, 18/09/2023, 14:00
- NHỮNG THAY ĐỔI TRONG HÔN NHÂN KHI CÓ CON- CHUYỆN VỢ CHỒNG TRẺ Thứ Hai, 18/09/2023, 12:00
- Khi con gái bạn 13 tuổi: Những điều bạn và bé cần biết Thứ Hai, 18/09/2023, 11:00
- Căng thẳng, trầm cảm khi mang thai có thể gây hại cho trẻ Thứ Năm, 14/09/2023, 13:00
- Mối liên quan giữa căng thẳng (stress) và cơ hội mang thai Thứ Năm, 14/09/2023, 12:00
- Tính ngày dự kiến sinh như thế nào? Thứ Hai, 11/09/2023, 12:00
- Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh có chữa được không? Thứ Hai, 04/09/2023, 15:00