Đã có người phụ nữ đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi HIV Thứ Ba, 22/02/2022, 00:00
Tại sao có phương pháp chữa HIV được xem là phi đạo đức?
Chuyện gì vừa xảy ra?
Ngày 15/02 vừa qua, thế giới có người thứ 3 được chữa khỏi căn bệnh thế kỷ HIV. Người được chữa khỏi là một phụ nữ Mỹ 64 tuổi, bị ung thư máu và được xác định nhiễm HIV vào tháng 06/2013.
Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên trên trên thế giới được chữa khỏi HIV, khi 2 trường hợp trước đó đều là nam giới.
Bệnh nhân được chữa khỏi HIV bằng cách nào?
Bệnh nhân được chữa bằng phương pháp haplo-cord transplant. Đầu tiên, bệnh nhân được cấy ghép máu dây rốn, có chứa các tế bào gốc. Một ngày sau, họ được cấy tế bào gốc trưởng thành. Các tế bào gốc trưởng thành theo thời gian sẽ được thay thế hoàn toàn bởi các tế bào máu dây rốn.
Phương pháp này sử dụng kết hợp cả máu dây rốn và tế bào gốc trưởng thành, giúp khắc phục điểm yếu của máu dây rốn. Đó là do máu dây rốn dù dễ thích nghi, nhưng không mang đủ tế bào để điều trị ung thư một cách hiệu quả ở người lớn. Do vậy, việc cấy ghép thêm các tế bào gốc trưởng thành giúp bù đắp cho sự thiếu hụt này.
Phương pháp này tỏ ra có hiệu quả với bệnh nhân 64 tuổi. Kể từ ca mổ vào năm 2017, bệnh bạch cầu của cô đã thuyên giảm. Cô cũng ngừng điều trị HIV 3 năm sau khi cấy ghép. Đến nay, virus HIV vẫn chưa xuất hiện trở lại.
Hai người được chữa khỏi HIV trước đó là ai?
Người đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi HIV là Timothy Ray Brown, một người Mỹ mắc bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính. Anh được chữa khỏi bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc từ những người hiến tặng mang đột biến ngăn chặn sự lây nhiễm của HIV.
Đây cũng là phương pháp được dùng để chữa khỏi HIV cho Adam Castillejo. Cả 2 đều là nam giới.
Tuy vậy, Brown và Castillejo là 2 người may mắn duy nhất tính đến nay được chữa khỏi bằng phương pháp này, vì phương pháp cũng đồng thời thất bại với rất nhiều bệnh nhân khác.
Các chuyên gia cho rằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc để chữa HIV là một thủ thuật nguy hiểm và có thể gây tử vong ở những bệnh nhân không mắc ung thư. Điều này khiến phương pháp bị cho là phi đạo đức do chứa đựng quá nhiều rủi ro.
Phương pháp mới, được sử dụng để chữa khỏi cho bệnh nhân thứ | 3 vì vậy được cho là khả quan hơn để điều trị cho bệnh nhân HIV.
Có ai không cần chữa HIV mà tự khỏi không?
Tính đến thời điểm hiện tại, thế giới đã có 2 người may mắn khi tự khỏi HIV mà không cần phải điều trị. Người đầu tiên là Loreen Willenberg - một người Mỹ 66 tuổi. Người thứ 2 là một người 30 tuổi ở Argentina, được gọi là "bệnh nhân Esperanza" - theo tên thị trấn nơi cô sinh sống. Cả 2 đều là phụ nữ.
Trường hợp của Willenberg và bệnh nhân Esperanza được giới chuyên môn nghiên cứu kỹ. Họ phát hiện rằng hai bệnh nhân này có thể có hệ thống miễn dịch cực tốt, giúp ngăn chặn sự nhân lên của virus HIV xuống mức rất thấp mà không cần dùng thuốc kháng virus. Theo đó, hệ thống miễn dịch của những người này ưu tiên tiêu diệt các tế bào chứa HIV có khả năng tạo ra các bản sao mới.
Tuy vậy, điều kỳ diệu này không xảy ra với tất cả mọi người. Hầu hết bệnh nhân nhiễm HIV đều bị virus làm suy yếu hệ miễn dịch, đến khi cơ thể mất khả năng bảo vệ khỏi các tác nhân có hại thông thường.
Còn tại Việt Nam thì sao?
Tính đến 30/09/2021, số người nhiễm HIV hiện đang còn sống tại Việt Nam là 212,769 người. Mỗi năm, cả nước có thêm khoảng 11 nghìn người nhiễm mới.
Việt Nam chính là 1 trong 4 quốc gia có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới. Việt Nam, cùng với Anh, Đức và Thụy Sĩ là 4 nước có tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 96%.
Sau 30 năm phòng, chống HIV/AIDS, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nổi bật nhất là thành tựu “3 giảm”: giảm số người mới nhiễm HIV, giảm số chuyển sang AIDS và giảm số tử vong liên quan đến HIV/AIDS.
Theo Vietcetera
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
Các tin khác
- Phát hiện biến thể mới "siêu lây nhiễm" của HIV, dễ thành AIDS hơn Thứ Ba, 15/02/2022, 15:00
- Người phụ nữ đầu tiên trên thế giới khỏi HIV nhờ liệu pháp cấy tế bào gốc Thứ Ba, 08/02/2022, 16:00
- Áp dụng phương pháp xét nghiệm đơn giản để phát hiện sớm bệnh lao ở trẻ em và người nhiễm HIV Thứ Tư, 19/01/2022, 17:00
- Mỹ phát triển phương pháp 'tiêu diệt' HIV tiềm ẩn trong tế bào Thứ Ba, 18/01/2022, 16:00
- HIV và AIDS có khác nhau? Thứ Tư, 12/01/2022, 15:00
- Người nhiễm HIV mới có xu hướng giảm Thứ Tư, 29/12/2021, 15:00
- Thực hiện phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch COVID-19 Thứ Ba, 28/12/2021, 14:00
- Mỹ cấp phép thuốc dự phòng lây nhiễm HIV dạng tiêm đầu tiên Thứ Tư, 22/12/2021, 14:00
- Vaccine mARN ngăn HIV cho kết quả tốt ở động vật Thứ Tư, 15/12/2021, 14:00
- Vì sao virus HIV có thể đứng đằng sau sự xuất hiện của Omicron? Thứ Ba, 14/12/2021, 15:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị Thứ Tư, 08/12/2021, 20:00
- Ảnh hưởng của thuốc lá với người nhiễm HIV Thứ Tư, 08/12/2021, 17:30