Đã có bệnh nhân HIV thứ 2 trong lịch sử được "chữa khỏi", mở ra kỷ nguyên mới cho y học hiện đại Thứ Năm, 07/03/2019, 14:00
(Ảnh minh họa)
Bệnh nhân thứ 2 trong lịch sử "chữa khỏi" HIV đã xuất hiện rồi.
Năm 2007, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại có thể chữa khỏi hoàn toàn cho một bệnh nhân nhiễm HIV, lại còn là chủng loại phổ biến nhất là HIV - 1. Đó là trường hợp cực kỳ nổi tiếng mang tên "Bệnh nhân Berlin".
Thành công ấy có thể gọi là may mắn, bởi từ thời điểm ấy vẫn chưa có trường hợp thứ 2 thành công. Nhưng cuối cùng thì mới đây, sau bao nỗ lực nghiên cứu cùng hàng trăm tỉ đô được đầu tư xuyên suốt thế kỷ 20, các nhà khoa học đã có thể tự tin tuyên bố rằng họ sẽ tái lập thành quả của 12 năm trước.
Bởi lẽ, bệnh nhân nhiễm HIV thứ 2 được chữa khỏi trong lịch sử đã xuất hiện.
Sau khi được điều trị bằng phương pháp tế bào gốc, bệnh nhân này đã trải qua một thời gian dài với nồng độ virus ngày càng giảm, và cũng không cần phải sử dụng đến thuốc ARV (thuốc uống ức chế virus HIV) nữa.
"Với việc cho thấy sự thuyên giảm virus ở bệnh nhân thứ 2 bằng phương pháp tương tự, chúng tôi đã chứng minh rằng "Bệnh nhân Berlin" không phải là trường hợp may mắn, mà là thành quả của một phương pháp có khả năng tiêu diệt HIV cho ít nhất 2 người," - trích lời Ravindra Gupta, tác giả nghiên cứu và là nhà virus học từ ĐH College London.
Ghép tủy - chìa khóa giải quyết HIV
Bệnh nhân Berlin thoạt nghe thì tưởng người Đức, nhưng thực chất ông là người Mỹ, với tên thật là Timothy Ray Brown. Ông được gọi vậy là do phát hiện nhiễm HIV khi đang sinh sống tại Đức.
Năm 2007, ông trải qua một ca phẫu thuật ghép tủy xương, trong đó bao gồm cả việc cấy ghép tế bào gốc tạo máu để điều trị bệnh bạch cầu. Nhưng thật bất ngờ, tế bào gốc được cấy ghép lại đến từ một bệnh nhân mang gene đột biến CCR5 - một dạng gene đồng thụ thể với HIV-1. Kết quả, căn bệnh thế kỷ của Brown bỗng thuyên giảm nhanh chóng, và giữ ở mức an toàn không thể lây nhiễm từ đó đến nay.
Bởi vậy, truyền thông các nước đã gọi ông là bệnh nhân đầu tiên được "chữa" khỏi HIV. Tuy nhiên, từ "chữa khỏi" về mặt lý thuyết thì không hoàn toàn chính xác, vì "thuyên giảm" (remission) và "chữa" (cure). Ở đây, virus HIV chỉ thuyên giảm đến mức cực kỳ an toàn mà thôi.
Quay trở lại với nghiên cứu mới được công bố, một bệnh nhân giấu tên (nay được đặt là Bệnh nhân London) cũng đã trải qua ca ghép tủy có chứa gene CCR5. Lần này là để điều trị chứng ung thư hạch Hodgkin (Hodgkins lymphoma).
16 tháng sau ca phẫu thuật, bệnh nhân London đã không còn phải dùng thuốc ARV nữa, và từ thời điểm ấy đến nay đã là 18 tháng. Hay nói cách khác, căn bệnh của anh đã thuyên giảm một cách thần kỳ. Và quan trọng hơn là khác với bệnh nhân Berlin, 16 tháng trước khi bỏ thuốc anh đã không cần phải trải qua xạ trị.
Hiện tại vẫn còn quá sớm để kết luận rằng bệnh nhân này đã được chữa khỏi hoàn toàn, nhưng đây thực sự là một bước tiến đầy hứa hẹn, giúp chúng ta tái lập những trường hợp tương tự như 2 bệnh nhân tại Berlin và London.
"Bệnh nhân ở tình trạng thuyên giảm HIV trong thời gian rất dài, nên đó là một tin rất đáng mừng," - Sharon Lewin, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại ĐH Melbourne cho biết.
"10 năm sau khi có báo cáo về bệnh nhân Berlin, trường hợp mới này đã xác nhận rằng phương pháp ghép tủy xương với gene CCR5 có thể tiêu diệt virus HIV, và chặn đứng sự sinh sôi của chúng."
Các chuyên gia cho biết họ vẫn đang tiếp tục theo dõi bệnh nhân London, để xem tình trạng của anh sẽ tiến triển thế nào. Ngoài ra, họ cũng đưa ra cảnh báo rằng liệu pháp này chưa chắc đã phù hợp với tất cả mọi người. Đó là chưa kể tủy xương có chứa đột biến CCR5 là cực kỳ hiếm.
Dù vậy, thông tin này cũng đưa chúng ta gần hơn rất nhiều đến một tương lai chữa khỏi hoàn toàn HIV - căn bệnh hiện vẫn đang hành hạ ít nhất 37 triệu người trên thế giới (số liệu từ WHO).
"Thông điệp của nghiên cứu này là chứng minh việc chữa khỏi HIV là hoàn toàn khả thi," - trích lời Anthony Kelleher từ ĐH New South Wales (Úc).
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
Các tin khác
- Italy thử nghiệm thành công vaccine điều trị HIV/AIDS Thứ Sáu, 15/02/2019, 20:30
- Nhà khoa học công bố đã phá huỷ được tế bào nhiễm HIV Thứ Ba, 25/12/2018, 11:00
- Phát hiện cơ chế giúp chữa khỏi HIV ngay trong não người Thứ Tư, 12/12/2018, 10:00
- Lây nhiễm HIV qua đường tình dục: Phụ nữ có nguy cơ cao hơn nam giới, vì sao? Thứ Năm, 06/12/2018, 19:00
- Dải băng đỏ 2018: “Không ai nhiễm HIV bị bỏ lại phía sau” Thứ Hai, 03/12/2018, 11:00
- Làm gì để thực hiện mục tiêu 90-90-90? Thứ Hai, 26/11/2018, 15:15
- Đừng chạy trốn Thứ Ba, 20/11/2018, 16:25
- Hoa cúc vạn thọ có khả năng kháng virus HIV và ung thư Thứ Năm, 15/11/2018, 16:03
- Cảm ơn em, người yêu có HIV của tôi! Thứ Năm, 25/10/2018, 16:00
- Liệu pháp miễn dịch đầu tiên điều trị HIV mở đường cho việc chữa khỏi bệnh Thứ Năm, 18/10/2018, 15:00
- Hà Nội: Cẩn thận với nguy cơ lây nhiễm HIV từ dịch vụ làm đẹp không an toàn Thứ Sáu, 24/08/2018, 10:00
- Chỉ còn 1 năm nữa, vaccine chống HIV sẽ chính thức được thử nghiệm trên người Thứ Sáu, 15/06/2018, 08:30