Cuộc chiến chống HIV/AIDS và đói nghèo tuy hai mà một Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Khi không thể vượt thoát khỏi nghèo đói, trước dịch bệnh HIV/AIDS thường thì người ta qui cho số phận và hoàn cảnh. Sự bó tay trước dịch AIDS, sự trông cậy chủ yếu vào các chương trình cứu trợ của Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Y Tế Thế giới là chủ yếu cũng như kêu gọi đến tinh thần nhân đạo và đoàn kết quốc tế trong những hội nghị về AIDS, hết năm này sang năm khác. Nhưng rồi tình hình có vẻ như không tiến triển được là bao; sự kỳ thị, gia tăng người nhiễm, nguy cơ dịch bệnh lan tràn, thuốc men cho những người nhiễm HIV/AIDS vẫn đang là những vấn đề chưa có hồi kết thúc.
Bài viết này khó sửa quá!!! Chủ đề, mạch và các vấn đề không rõ, mang nhiều tính khẩu hiệu...
Anh thiên
Nhất là hiện nay vấn đề thuốc men đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng, sự ích kỷ của một số người, của một số kẻ chỉ biết đến lợi nhuận đã đang kìm hãm quá trình phòng chống dịch bệnh HIV/AIDS một cách hiệu quả hơn. Không thể chờ đợi hơn được nữa "phải tự mình cứu lấy mình trước khi đợi người khác cứu", khi bệnh AIDS đã trầm trọng đến mức thành hiểm hoạ của cả thế giới thì một số nước cũng không ngần ngại áp dụng một số biện pháp quyết liệt (như Luật năm 1997 do Tổng thống Nelson Mandela ký sắc lệnh ban hành đạo luật về dược phẩm). Luật này cho phép chính quyền Nam Phi vượt qua các qui định về sở hữu tri thức bằng hai cách. Hoặc cho phép các nhà bào chế trong nước tự sản xuất các thuốc men đã được bảo vệ bởi các bằng sáng chế mà không thông qua sự đồng ý của các công ty chủ các thương hiệu này, hoặc nhập các thuốc chép công thức nhưng chế tạo trong các nước thứ ba, rẻ hơn, thay vì mua một cách "chính quy" nhưng rất đắt từ các công ty giữ bản quyền. Đây là một cách rất táo bạo và mạo hiểm dẫu có vi phạm qui định quốc tế hay có thể phải đương đầu với các cường quốc vì đụng chạm đến quyền lợi của họ. Vấn đề thuốc trị bệnh AIDS hay nói rộng hơn, việc cung cấp thuốc men cho các nước nghèo trở thành một mối xung đột mới giữa các nước giàu và nghèo và ngày càng gay gắt. Sự đấu tranh này vẫn đang tiếp tục diễn ra không ngừng nghỉ trong nhiều năm qua.
Chắc hẳn chúng ta không thể quên, vấn đề thuốc men và các nước nghèo lần đầu trở thành đề tài thời sự đối với công luận tại Hội nghị bộ trưởng của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tại Seattle tháng 12 năm 1999. Một trong những chủ đề của hội nghị là xem xét lại hiệp ước TRIPs, văn kiện quản lý các phương diện của sở hữu tri thức liên quan đến thương mại. Giữa sự hỗn độn và hơi lựu đạn cay tại Seattle lúc đó, đề tài AIDS và thuốc men không đi đến đâu cả. Tuy nhiên đây cũng là một tiền đề cho cuộc đấu tranh giành lại sự công bằng trong vấn đề sử dụng thuốc cho các nước nghèo, các nước đang phát triển, tiếp tục diễn ra.
Sau Seattle, trong suốt năm 2000, vấn đề thuốc men cho các nước nghèo như một điểm nóng của thời sự, một bất công phải giải quyết cấp bách. Vụ kiện tại Nam Phi là trọng tâm và điển hình cho sự tranh cãi đó. Số là sau khi ban hành đạo Luật về dược phẩm như đã nói ở trên thì ngần như ngay lập tức, hiệp hội Pharmaceutical Manu-facturer’s Association (PMA) của Nam Phi, cùng với hơn 40 công ty thuốc nội địa và quốc tế, trong đó có các đại công ty như Roche, Novartis, GlaxoSmithKline, đệ đơn trước toà án yêu cầu hoãn thi hành luật này, vì theo họ sẽ gây tiền lệ cho các nước khác vi phạm luật sở hữu tri thức và hiệp ước TRIPs. Vì Luật 1997 cho phép bộ trưởng y tế Nam Phi quyết định thế nào là tình trạng khẩn cấp, các biệt lệ này có thể được áp dụng cho bất cứ bệnh nào, dần dà vô hiệu hoá tất cả khung pháp lý về sở hữu tri thức. Sự thắng lợi tại vụ kiện Pretoria đã được coi đây là cái mốc lịch sử trong một cuộc tranh đấu mới chỉ bắt đầu để giúp các nước nghèo, các nước đang phát triển thắng được bệnh tật.
Sau sự kiện ngày 11.9.2001(Mỹ bị khủng bố), Mỹ cũng tỏ ra mềm dẻo hơn trước những đòi hỏi của các nước nghèo trong Hội nghị bộ trưởng WTO tại Doha tháng 11.2001. Ðể các nước này đồng ý phát động vòng thương thảo, các nước phương Tây đã nhượng bộ trên nhiều điểm, trong đó có bản tuyên ngôn về hiệp ước TRIPs và y tế quốc dân, được coi như thắng lợi lớn nhất của các nước thế giới thứ ba tại Doha, tuy là chỉ giành được sau rất nhiều mặc cả vất vả.
Vòng thương thảo phát động tại Doha đặt trọng tâm lên nhiều vấn đề thiết yếu đối với các nước nghèo, trong đó có nhu cầu thuốc men là hàng đầu. Bản tuyên ngôn về y tế quốc dân đánh dấu một thay đổi cơ bản : quyền bảo vệ sức khoẻ người dân được đặt cao hơn quyền sáng chế.
Và cùng với thời gian, đã có nhiều thành tựu đáng kể cho đến nay nhưng rõ ràng chúng ta còn phải cố gắng nhiều hơn nữa bởi lẽ trong báo cáo thường niên nhằm đúc kết nguy cơ gây ra bởi HIV và AIDS trên toàn cầu năm 2004, Liên Hiệp Quốc đưa ra con số bệnh nhân bị lây nhiễm hiện nay trên toàn thế giới đã lên tới 38 triệu người, mà gần phân nửa là phụ nữ. Tính theo tuổi trung bình thì phân nửa từ 15 đến 24.
Năm 2003, bệnh AIDS đã khiến gần ba triệu người chết, nâng tổng số nạn nhân thiệt mạng vì căn bệnh này khắp hoàn cầu, trong hai thập niên qua là trên 20 triệu người.
Lục địa Châu Phi là nơi tập trung chỉ 10% dân số thế giới nhưng lại có hơn 60% bệnh nhân bị HIV và AIDS. Theo phỏng đoán hiện nay số bệnh nhân bị HIV tại Châu Phi là trên dưới 25 triệu người. Năm 2003, tại khu vực này đã có hơn hai triệu hai trăm ngàn người bị nhiễm HIV. Tuổi thọ trung bình của người dân thuộc bảy quốc gia Châu Phi nơi có bệnh AIDS hoành hành chỉ vào khoảng 49 tuổi.
Vẫn theo bản phúc trình thường niên của Liên Hiệp Quốc thì sau Châu Phi, vùng Đông Âu và Châu Á là các nơi tỷ lệ lây nhiễm HIV và AIDS đang tăng nhanh chóng.
Trong vòng chỉ một thập niên qua. Tại Đông Âu và Châu Á, số bệnh nhân HIV, năm 1995 ước tính khoảng 160 ngàn người. Năm ngoái, con số đó đã vượt quá một triệu ba trăm ngàn người. Tỷ lệ ấy đã tăng gấp tám lần. Riêng tại Á Châu, số người bị HIV là 7 triệu bốn trăm ngàn người, tương đương với một phần tư toàn bộ số bệnh nhân HIV và AIDS trên toàn thế giới. Ấn Độ là quốc gia Châu Á có số người nhiễm HIV cao nhất với tổng số là trên năm triệu một trăm ngàn người. Trung Quốc, Indonesia, Miến Điện, Thái Lan và Việt nam là các nước đang có số bệnh nhân HIV gia tăng nhanh chóng.
Ngân khoản dành cho chiến dịch ngăn chống HIV và AIDS cũng được đặt biệt chú trọng tới. Năm 1996, số tiền chi cho công tác chữa trị HIV và AIDS là 300 trăm triệu đô la, nhưng vào các năm tới ngân sách đó sẽ lên tới 15 tỷ đô la.
Theo các chuyên gia y tế thì nếu không kịp thời ngăn chặn, trong vài năm tới số bệnh nhân AIDS tại các quốc gia đang phát triển, chết vì HIV và AIDS có thể tăng từ năm triệu đến sáu triệu người.
Theo ông Peter Piot, giám đốc điều hành cơ quan Liên Hiệp Quốc phòng chống bệnh AIDS thì hiện giờ, dịch bệnh này giết chết số nạn nhân cao nhất so với các chứng bệnh khác. Nếu nhân loại không kịp thời ngăn chặn thì thiệt hại nhân mạng trong tương lai sẽ khó thể lường trước được.
Sự khẩn thiết phải hành động để đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS càng ngày càng bức thiết khi đại dịch này đã lây lan trong số một phần năm toàn thể nhân loại. Rõ ràng không mạnh tay trong hành động, không quyết liệt hơn nữa thì chúng ta không bao giờ có thể đẩy lùi được HIV/AIDS và đói nghèo.
An Bình.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Ra dịch nâu sau khi quan hệ có sao không? Thứ Ba, 05/03/2024, 00:00
- Khả năng lây nhiễm bệnh tình dục Thứ Sáu, 16/02/2024, 00:00
- Ngực phát triển không đều? Thứ Ba, 30/01/2024, 00:00
- Tự ti về bản thân Thứ Hai, 22/01/2024, 00:00
- Liệu mình có thai hay đó là sự thay đổi của cơ thể khi sắp đến chu kỳ kinh nguyệt Thứ Hai, 15/01/2024, 00:00
- Cảm thấy chán nản, mệt mỏi nhưng không hiểu vì sao Thứ Hai, 08/01/2024, 00:00
- Em có phải đồng tính hay không? Thứ Hai, 01/01/2024, 00:00
- Có bình thường không khi bản thân nghĩ nhiều về sex Thứ Hai, 25/12/2023, 00:00
- Vợ chồng ít gần gũi Thứ Hai, 18/12/2023, 00:00
- Lo sợ chuyện mình thích 1 người sẽ bị bạn cùng lớp tiết lộ ra ngoài Thứ Hai, 04/12/2023, 00:00