Cùng nhau đối mặt với sai lầm Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Khi mắc sai lầm, ai cũng mong được sự cảm thông, chia sẻ của người bạn đời. Vì thế, hãy luôn là người bạn, đồng hành cùng "một nửa" của mình vươn lên sau mỗi thất bại, giúp họ tìm lại sự cân bằng và đạt thành công mới.
Hãy kiên nhẫn
Bạn không thể vui vẻ khi thấy người bạn đời thất bại. Tuy nhiên, hãy biết làm chủ cảm xúc của mình. Kiên nhẫn là điều cần thiết nhất cho bạn trong tình huống này. Hãy chờ đợi với thái độ hết sức cởi mở, bình thường. Chính sự bình thản, tự nhiên của bạn sẽ là chỗ dựa vững chắc nhất cho người bạn đời trong lúc khó khăn.
Đừng tra khảo, hãy để họ tự nói về thất bại
Sau mỗi thất bại, bản thân họ đã có tâm lý buồn chán, thất vọng. Bạn đừng làm mọi chuyện thêm tồi tệ. Hết sức tránh để "một nửa" của bạn nghĩ rằng họ là một tội đồ, còn bạn là quan toà. Hãy để vợ hoặc chồng của bạn kể về thất bại của họ. Nếu họ không làm nổi việc đó, sau một thời gian nhất định, bạn có thể gợi cho họ kể. Nên nhớ, bạn cần có thái độ như một người bạn chia sẻ tâm sự. Nếu không khéo léo và bộc lộ sự nôn nóng thái quá, bạn sẽ gặp phải sự phản ứng tiêu cực.
Tuyệt đối không chì chiết, than vãn
Khi vợ hoặc chồng bạn gặp thất bại, bản thân họ không muốn thừa nhận điều đó trước bất kỳ ai. Việc bạn than vãn và chì chiết chỉ dẫn họ đến suy nghĩ: "lần sau có chết mình cũng chả thèm nói gì!". Mọi lời than vãn của bạn chỉ khoét sâu thêm vào lòng tự ái cũng như nỗi thất vọng của chồng hoặc vợ mà không đem lại điều gì tốt hơn.
Quan tâm nhưng không căn vặn
Khi chồng hoặc vợ bạn kể sự tình về bất hạnh của họ, hãy lắng nghe và biết im lặng đúng lúc. Tâm lý của người kể bao giờ cũng nói ít hơn về sai lầm của họ, đổ lỗi ít nhiều cho hoàn cảnh khách quan. Dù biết rõ điều đó, bạn cũng không nên căn vặn hay tranh luận.
Một sự chăm sóc dù nhỏ là điều cần thiết
Hãy tỏ ra quan tâm chăm sóc chồng hoặc vợ bạn qua một vài động tác, cử chỉ, dù là nhỏ nhặt. Điều đó giúp người bạn đời của bạn lấy lại thăng bằng. Một chén trà nóng, một chiếc áo khoác cho mùa lạnh, đôi khi là một cử chỉ tình cảm như ôm hôn, đấm lưng... cũng là liều thuốc bổ tinh thần tốt hơn bất kỳ lời nói sáo rỗng nào.
Đừng vội đưa ra bài học kinh nghiệm hay lời giáo huấn
Dù bạn muốn nói rất nhiều về sai lầm của chồng hay vợ nhưng hãy cố nén lại. Mọi lời nói kiểu như vậy chỉ có tác dụng ngược. Bạn còn rất nhiều thời gian nếu muốn góp ý. Hãy chờ đợi lúc người bạn đời bình tĩnh lại và nên nhớ, những lời nói tế nhị, nhẹ nhàng sẽ dễ tiếp thu hơn.
Chọn thời điểm thích hợp và chỉ nói một lần
Đương nhiên, sau những sai lầm chủ quan của chồng hay vợ, bạn vẫn cần thiết tỏ thái độ phản đối. Nhưng bạn nên chọn thời điểm thích hợp để bộc lộ điều đó với quan điểm dứt khoát, cương quyết và chỉ một lần duy nhất. Nếu bạn nói nhiều lần về vấn đề này sẽ gây ác cảm cho người có lỗi và lần sau bạn đừng hy vọng được nghe một cách trung thực về những sai lầm của họ.
(Theo Thế giới Phụ nữ)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00