Con thương mẹ nhiều nhưng ngại không dám nói Thứ Tư, 29/07/2020, 09:00
Tình thương của mẹ dành cho con bao la biết chừng nào. Con muốn thốt lên rằng mẹ ơi con cũng yêu mẹ nhưng lại cứ ngại ngùng chẳng dám nói. Kì thực khi lớn, bản thân lại rất ghen tị với tôi ngày xưa hồn nhiên, vui vẻ nói yêu mẹ nhiều ra sao, yêu mẹ nhiều như thế nào. Còn bây giờ, muốn nói một câu thương mẹ mà còn đắn đo, còn phải lấy bao nhiêu dũng khí mới ngại ngùng để nói ra.
Lúc con còn bé xíu xiu, mẹ nói rằng con chính là món quà tuyệt vời nhất mà cuộc đời tặng cho mẹ, vì con mẹ có thể làm được tất cả.
Thời gian khiến con dần quên đi niềm hạnh phúc có con của mẹ.
Năm con 5 tuổi, khi mà con bắt đầu vào lớp 1, vẫn còn bám mẹ không buông, sợ hãi khi rời xa mẹ. Con còn trách mẹ sao nỡ để con một mình.
Năm con 10 tuổi bởi có người chê mẹ con nghèo, mẹ con không tốt con đã lao vào đánh họ. Kết quả là con bị mời phụ huynh, bị khiển trách.
Năm con 12 tuổi, ngày đó trời mưa to, do bị mẹ mắng mà con bỏ chạy ra ngoài, kết quả chả hiểu sao khi mở mắt thấy mình đang ở viện rồi.
Năm con 15 tuổi, con bắt đầu biết thích, con bắt đầu để ý một bạn nam choai choai, mẹ bảo mẹ cấm con yêu. Con ghét mẹ.
Năm 16 tuổi, con bắt đầu nghịch ngợm hơn, chẳng còn muốn nghe lời mẹ nữa, con bắt đầu tụ tập với những bạn khác và mẹ lại xuất hiện chấm hết tất cả. Con ghét mẹ.
Năm 17 tuổi con tập trung thi đại học, chẳng còn quan tâm hay để ý mẹ nữa.
Rồi con đậu đại học, một ngôi trường xa nhà, con nghĩ mình sẽ ổn.
Năm 19 tuổi, con thấy cuộc sống thật mệt, người với người sống với nhau bằng quá nhiều lớp mặt, và tự nhiên con nhớ mẹ.
Và mùa hè năm đó, con quyết định trở về với mẹ.
Mẹ biết con về vẫn đứng trước cổng ngóng con như hồi con mới xách vali bước lên cánh cổng đại học, mẹ nấu bữa cơm ấm áp, mẹ ôm con vào lòng và kể lại những chuyện ngày xưa.
Năm con mới vào lớp 1, mẹ chẳng yên tâm để con lại lớp nên lén xin bác bảo vệ cho đứng ngoài cửa để nhìn con. Nhưng thấy con rất nhanh hòa đồng với các bạn chẳng hề sợ hãi, mẹ vui lắm.
Năm con 10 tuổi, cô giáo gọi cho mẹ rằng con đánh bạn, mẹ xót lắm, buồn lắm nhưng biết con làm vậy là vì mẹ, mẹ đã rất vui và hạnh phúc. Dẫu vậy không thể vì thế mà biến con trở thành một con người chỉ biết dùng bạo lực để giải quyết vấn đề được.
Năm con 12 tuổi, do mẹ bận bịu mà vô cớ mắng con, khiến con buồn mẹ cũng buồn. Khi nhìn thấy con chạy ra ngoài, mẹ lo lắm, đuổi theo mãi mới tìm thấy con. Lúc thấy con thì đang nằm rét run dưới mái cầu trượt, mẹ sợ lắm, cứ ngỡ là sẽ mất con nhưng may quá.
Năm con 15 tuổi, biết con thích ộột bạn, mẹ không có ý cấm cản con nhưng bạn đó hư quá, mẹ không muốn bạn đó ảnh hưởng đến con nên mẹ đã ngăn cấm con, muốn con tập trung cố gắng hơn vào việc học.
Năm con 16 tuổi, con quen biết rất nhiều bạn mới, mẹ vui nhưng buồn lắm. Vì con không biết chọn bạn mà chơi, họ chơi chỉ để lợi dụng con, muốn lôi kéo con đi vào những con đường sai trái. Mẹ không cho phép điều đó xảy ra với con của mẹ.
Năm con 17 tuổi, con bắt đầu bận hơn, chẳng còn bám mẹ như lúc nhỏ nữa. Nhìn con tập trung vào việc thi cử mà lo lắm. Ấy vậy mà kỳ vọng của con cũng hoàn thành. Con vào được trường con mong ước mẹ vui lắm.
Những năm sau đó con sống xa nhà, mẹ lo nhiều lắm. Biết là con đã lớn, cần tự lập nhưng mẹ vẫn lo. Trong đầu luôn tự hỏi rằng không biết con thế nào, có khỏe không, ăn uống đủ không? Nhiều lần muốn lên thăm con mà không biết đường xá ra sao, lại lo con bận bịu nên chỉ biết ngóng con về.
Ngẫm lại mới thấy, thì ra tình thương của mẹ dành cho con bao la biết chừng nào. Con muốn thốt lên rằng mẹ ơi con cũng yêu mẹ nhưng lại cứ ngại ngùng chẳng dám nói. Kì thực khi lớn, bản thân lại rất ghen tị với tôi ngày xưa hồn nhiên, vui vẻ nói yêu mẹ nhiều ra sao, yêu mẹ nhiều như thế nào. Còn bây giờ, muốn nói một câu thương mẹ mà còn đắn đo, còn phải lấy bao nhiêu dũng khí mới ngại ngùng để nói ra.
Sâu Róm - blogradio.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Hạnh phúc nhé, người con gái tôi yêu Thứ Hai, 27/07/2020, 10:00
- Những bữa cơm gia đình Thứ Sáu, 24/07/2020, 12:00
- 8 lời khuyên dành cho những người trẻ, bạn nào cũng nên đọc qua một lần Thứ Tư, 22/07/2020, 19:00
- Quê hương đi xa ai mà không nhớ Thứ Tư, 22/07/2020, 19:00
- Vì nhà là nơi có hạnh phúc thật sự Thứ Tư, 22/07/2020, 18:45
- Tạm biệt tôi của những năm tháng thích cậu Thứ Tư, 22/07/2020, 18:30
- Top 7 việc nên làm sau khi ngủ dậy tốt cho sức khỏe Thứ Tư, 15/07/2020, 18:00
- Cách giữ gìn những mối quan hệ trong cuộc sống Thứ Tư, 15/07/2020, 17:00
- Những điều tốt đẹp sẽ đến chỉ cần bạn đừng từ bỏ Thứ Tư, 15/07/2020, 16:00
- Cánh diều tuổi thơ Thứ Tư, 15/07/2020, 09:00
- Thanh xuân ấy chúng ta có cùng chung ước mơ Thứ Tư, 08/07/2020, 18:00
- Bạn thân của tôi là mẹ, người đã trưởng thành cùng tôi Thứ Tư, 08/07/2020, 10:20