Cốc nguyệt san - trợ thủ kỳ dâu cho nàng Thứ Ba, 12/09/2023, 09:53
Cốc nguyệt san là một chiếc cốc nhỏ, đàn hồi, hình phễu làm bằng cao su hoặc silicone, mà phụ nữ thường sẽ đút vào bên trong âm đạo để “đựng” kinh nguyệt.
Giá thành phải chăng
Cốc nguyệt san khi mua mới lần đầu sẽ có tương đối cao nhưng lại có ưu thế là sản phẩm làm từ silicone/cao su mềm vậy nên dễ dàng tái sử dụng, không giống như sử dụng băng vệ sinh hay tampon phải mua thường xuyên và có thể tốn một khoản tương đối lớn mỗi năm.
Cốc nguyệt san làm từ silicone y tế
An toàn hơn
Bản chất của cốc nguyệt san sẽ đựng, chứ không phải là thấm hút dịch. Silicone y tế sử dụng trong hầu hết cốc nguyệt san không xốp, không thấm hút và kháng khuẩn nên nó không tạo môi trường nó vi khuẩn phát triển như tampon hay băng vệ sinh, hạn chế tối đa nguy cơ bị hội chứng sốc nhiễm độc – một tình trạng nhiễm khuẩn hiếm gặp thường xảy ra khi sử dụng tampon. Nếu so với 1 chiếc tampon thì cốc nguyệt san có thể “đựng” được nhiều dịch hơn: Một cốc nguyệt san có thể giữ được từ 30-60ml chất lỏng trong khi đó tampon, chỉ có thể giữ dược khoảng 10ml.
Thân thiện với môi trường
Mỗi ngày trong kỳ kinh nguyệt bạn phải dùng từ 5-6 miếng băng vệ sinh (khoảng 4 tiếng thay 1 lần). Theo thống kê mỗi người phụ nữ cho đến thời kỳ mãn kinh có thể cần tới 7.000 - 10.000 miếng bvs hoặc tampon, đồng thời tạo ra ~28.000kg chất thải từ băng vệ sinh. So với Cốc nguyệt san có thể tái sử dụng trong một thời gian dài thậm chí tính bằng năm nên bạn sẽ không thải rác thải ra môi trường.
An toàn cả khi bạn quan hệ tình dục
Đa số các loại cốc nguyệt san có thể được lấy ra trước khi bạn quan hệ tình dục, nhưng loại cốc nguyệt san mềm dùng một lần có thể không cần phải lấy ra. Bạn tình của bạn sẽ không thể cảm nhận được chiếc cốc, bạn cũng không cần phải lo lắng về việc bị rỉ máu.
Thoải mái khi vận động
Cốc nguyệt san có kích thước khá nhỏ gọn, vì vậy bạn gần như không cảm thấy sự tồn tại của nó trong cơ thể. Cảm giác “mang như không mang”. Thay thế cho băng vệ sinh hay tampon, cốc nguyệt san không hề để lại mùi khó chịu hay trạng thái ẩm ướt trong những ngày "đèn đò", cho bạn tự tin và thoải mái hơn, thậm chí có thể đi bơi, đi biển.
Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng cốc nguyệt san
Nếu bạn nắm rõ cách đặt cốc nguyệt san, việc lắp hay tháo cốc sẽ không hề gây cảm giác đau hay cộm âm đạo
Phan Hà
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Mãn kinh – những điều cần biết Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- SINH LÝ CHU KỲ KINH NGUYỆT Chủ Nhật, 10/03/2024, 00:00
- Sau khi phá thai bao lâu thì có kinh trở lại? Thứ Năm, 15/02/2024, 12:00
- Bài tập thể dục phù hợp trong những ngày “đèn đỏ” Chủ Nhật, 21/01/2024, 00:00
- Phụ nữ khi “đến tháng” có nên tập thể dục không? Thứ Năm, 18/01/2024, 00:00
- Màu sắc kinh nguyệt Thứ Sáu, 15/09/2023, 11:17
Các tin khác
- Hướng dẫn dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ đúng cách cho bạn gái Thứ Năm, 01/09/2022, 16:00
- Cách giảm đau bụng kinh đơn giản mà cực hiệu quả Thứ Sáu, 22/07/2022, 17:00
- Hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh Chủ Nhật, 15/06/2014, 00:00
- Cường kinh và thiểu kinh Thứ Bẩy, 19/04/2014, 00:00
- Thống kinh Thứ Sáu, 18/04/2014, 00:00
- Rong kinh, rong huyết Thứ Năm, 17/04/2014, 00:00
- Hiện tượng vô kinh Thứ Tư, 16/04/2014, 00:00
- Rối loạn kinh nguyệt Thứ Ba, 15/04/2014, 00:00
- Kinh thưa Chủ Nhật, 13/04/2014, 00:00
- Đấm lưng trong thời kỳ kinh nguyệt, nên hay không? Thứ Bẩy, 12/04/2014, 00:00
- Hiện tượng kinh nguyệt (Tiếp theo) Thứ Sáu, 11/04/2014, 00:00
- Hiện tượng kinh nguyệt Thứ Năm, 10/04/2014, 00:00