Giao diện tiếp cận

Chuyện những cây si… ''ngoan cố”'' Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Chuyện những cây si… ''ngoan cố”''

tamsubantre.org - Người ta thường nói, có được tình yêu đã khó, giữ được tình yêu còn khó hơn nhiều. Trong thời hiện đại, khi mọi việc đều nhanh đến chóng mặt, khi “tình một đêm” “tình thoáng qua”… vẫn đang được bàn tán rôm rả, thì sự xuất hiện của những “cây si không chịu nhổ neo” – những người quyết bám trụ để giành lấy tình yêu cho mình - như một nét chấm phá đẹp. Nhưng quan trọng là cách trồng cây si như thế nào? Và “không nhổ neo” đến bao giờ? Chúng ta hãy thử nghe người trong cuộc chia sẻ suy nghĩ nhé.

Từ chuyện người được trồng si…

“Ngắm cây si thật thích, nó cho mình thấy sự thật lòng của “cây si”. Nhưng là đối tượng của cây si thì xin kiếu, phiền phức vô cùng”, Hà Anh (cựu học sinh trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, TPHCM) chia sẻ. “Thời phổ thông, mình quen một anh học trên một lớp. Đang yên đang lành, bỗng anh ấy dở chứng “tỉnh tò” với mình. Thực sự mình chỉ coi anh ấy là bạn, chẳng hề "rung rinh" chút nào nên đã từ chối không chút đắn đo.

Tưởng anh ấy hiểu và trân trọng tình bạn hai đứa đang có, đâu ngờ anh ấy hạ quyết tâm “không đổ, hổ (thẹn) cả đời”. Sáng sáng, anh gọi điện kêu mình dậy, chúc mình ngày mới vui vẻ, rùi “lù lù” đợi mình trước cổng, đòi xách cặp, mua đồ ăn sáng cho mình và “hộ tống” đến tận cửa lớp. Ba mẹ la mắng vì sáng ngày ra, ai cũng bận rộn chuẩn bị công chuyện mà chuông điện thoại cứ đổ dồn. Rồi bà con trong xóm bàn tán và bắn tin tới ba mẹ: “con nhỏ coi vậy mà hư hỏng, yêu sớm quá hà” khiến ba mẹ tốn công “tra khảo” chuyện tình yêu tình báo không có thật của mình. Xí hổ nhất là khi tới lớp, bạn bè nói chắc như đinh đóng cột, mình hổng còn là “vườn không nhà trống” gì hết trơn mà là “lô cốt đã có chủ” và kèm theo hàng loạt câu hỏi: chuyện tình iu đến đâu rồi, cầm tay chưa, mi nhau chưa… Đó là chưa kể còn cả tá lời bình luận kiểu như: “công nhận tụi mày đẹp đôi đó nghen”, “mau mau lo giữ chân chàng kẻo con khác nó cua mất”. Thậm chí cả những lời khuyên “bỏ túi” như “biết sài bao cao su chưa?”, “cân nhắc trước khi vượt rào”…

Mình giải thích, rồi lạnh nhạt, rồi xua đuổi, mắng mỏ hoài mà anh ấy vẫn vậy, vẫn điệp khúc “sáng đưa trưa đón”. Chưa đầy tháng mà mình thấy dài như cả năm trời. Lúc nào cũng phải lo thanh minh với đám bạn, thuyết phục ba mẹ “cục cưng chưa biết yêu là gì” và lo đối phó với các chiêu quan tâm của anh ấy khiến mình bơ phờ, không tập trung học hành được. Yêu thương đâu không thấy, chỉ thấy mỗi ngày mỗi ghét hơn. Ngó cái mặt đã ghét, nghe cái tên đã ghét rùi.

Gần một học kỳ qua đi, chịu không thấu, mình phải nhờ ba mẹ nói chuyện phải quấy với anh ta. Zậy mà cũng không xong, anh ấy vâng vâng dạ dạ với ba mẹ, kêu thương mình thiệt lòng và hứa không làm mình buồn. Khó chịu nhưng rùi đâu vẫn hoàn đó, mọi chuyện vẫn tiếp diễn.

Ba mẹ phải đổi chiến thuật, cắt ca đưa đón mình đến trường và nói chuyện với ba mẹ anh ấy để họ cũng kèm cặp anh ấy đến trường. Ba mẹ cũng cấm tiệt và phân tích thiệt hơn để anh ấy tập trung vào học tập, giữ những tình cảm trong sáng chờ sau này phù hợp hơn thì tính tiếp. Không biết chiêu này có tác dụng gì với anh ấy không nhưng mình thấy nhẹ cả lòng, như trút được gánh nặng ngàn cân. Si quyết tâm kiểu đó, xin kiếu! Giá anh ấy biết điểm dừng thì dù tình yêu không có nhưng tình bạn giữa chúng mình sẽ vẫn còn. Và sự tổn thương sâu sắc về một sự thất bại “ê chề” có lẽ không đeo bám anh ấy lâu đến vậy...”
 

Đau đầu nghĩ cách “chặt si ”

Đến “tự bạch” của cây si

Còn nỗi khổ nào hơn là yêu mà không được đáp lại? Dù mình đã làm đủ mọi cách, quan tâm, chiều chuộng cô ấy mà “trái tim nàng” vẫn “trơ như đá, vững như đồng”, không hề rung rinh tẹo nào để mình còn lấy nghị lực “phấn đấu tiếp”, Thành (sinh viên đại học dân lập Thăng Long, Hà Nội) bộc bạch.

Giọng trầm buồn Thành kể: “Mình ‘cảm’ cô ấy ngay từ cái nhìn đầu tiên. Vốn không tin vào “tình yêu sét đánh” nhưng mình đã không thể điều khiển trái tim để nó thôi “loạn nhịp”. Cô ấy năng động, cá tính, rất vui vẻ, gần gũi. Mình đã tìm mọi cơ hội tiếp cận. Lúc đầu, cô ấy cũng thoải mái khi làm quen và nói chuyện. Thỉnh thoảng chúng mình còn hẹn nhau đi uống cà phê, xem sách… Những ngày đó thật hạnh phúc. Những tưởng cô ấy “bật đèn xanh” nên mình đã ngỏ lời. Ai ngờ, cô ấy chỉ đáp ngắn gọn: “Cám ơn anh đã dành tình cảm cho em. Nhưng em chỉ coi anh là bạn”.

Khi cơn sốc bị từ chối qua đi, mình hạ quyết tâm chinh phục cô ấy bằng mọi giá. Nhưng dù mình đã dày công quan tâm, lo lắng cho cô ấy, phấn đấu sống tốt với mọi người xung quanh, cô ấy vẫn lảng tránh mình, phủ nhận tất cả lòng tốt và sự yêu thương của mình. Nỗi buồn, sự hổ thẹn và cả tức giận cứ ngùn ngụt dâng lên khiến mình càng lao vào mối quan hệ bế tắc này. Dần dần, mình trở thành con người hai mặt. Trước mặt cô ấy và mọi người, mình là đứa tử tế, biết quan tâm. Nhưng khi đối diện với bản thân, mình là đứa toan tính, ích kỷ và đầy thù hận. Mình không biết phải làm thế nào. Cho đến một ngày, không biết là may hay xui, cô ấy theo gia đình vào Nam sinh sống. Mình hụt hẫng, đau khổ. Nhưng dù thương nhớ cô ấy đến mấy, mình cũng không có cơ hội xuất hiện trước mặt cô ấy, quan tâm đến cô ấy. Và rốt cuộc, hình bóng cô ấy lùi dần vào ký ức. Đến lúc này mình mới tin, tình yêu có thể đến, cũng có thể đi và không có gì là không thể”.

Cũng giống như Thành, Hưng cũng bị cô bạn thân thẳng thừng từ chối lời yêu. Nhưng Hưng không chấp nhận lý do “chỉ là bạn thân, chứ không có rung động”. Những ngày sau đó, Hưng cố gắng tìm hiểu lý do vì sao cô ấy từ chối tình cảm của mình. Gặp ai, Hưng cũng ngầm hỏi, một người như Hưng có điểm gì không tốt, không xứng đáng để yêu. Rồi hễ nghe ai ca ngợi một chàng trai nào đó, Hưng lại tìm mọi cách để thay đổi sao cho giống với người đó. Rồi Hưng cố gắng thể hiện sự thay đổi của mình với cô bạn. Mặc cho Hưng dày công đóng vai “tắc kè hoa”, cô bạn vẫn một mực “không có rung động, không thể đến với nhau”. Hưng không tin tình yêu không nảy nở khi mình quan tâm, chiều chuộng cô ấy hết mức. Cho đến một ngày, chứng kiến cô bạn “tay trong tay” với một người không có gì đặc biệt, Hưng chết lặng. Tình bạn giữa họ từ đó cũng chẳng còn.
 
 
 
Còn nỗi khổ nào hơn là yêu mà không được đáp lại?

Bài học nào cho cây si?

Nếu bạn định làm một cây si, hãy nghĩ thật kỹ, bạn có đủ thời gian và quyết tâm để “mở cửa” trái tim họ không? Bạn có đủ “độ trơ” để phớt lờ sự hầm hè, khó chịu từ họ? Và khi đã thoả mãn cả hai điều kiện trên thì hãy nghĩ tiếp đến việc: “mình sẽ trở thành cây si như thế nào?”. Chiến thuật “vừa xa vừa gần”, quan tâm, chăm sóc nhưng với tần suất vừa phải, tạo những khoảng lặng để đối phương có cơ hội “cảm nhận, ngẫm ngợi”, theo kiểu “khi anh/em cần tôi luôn có, khi anh/em khó luôn có tôi”… đôi khi hiệu quả hơn chiến thuật “đeo bám” mọi lúc mọi nơi. Càng áp sát nửa kia càng sợ, càng vùng vẫy, bỏ chạy, thậm chí càng thêm ghét, “muốn yêu mà không yêu nổi người dai như đỉa” (nguyên văn lời một bạn trai – chủ nhân của một cây si lâu năm – chia sẻ cùng tác giả). Chủ nhân của “Cây si” cần xác định rõ tình cảm của mình và học cách từ chối ít gây tổn thương nhất cũng như không tạo ra sự ngộ nhận, lầm tưởng là “bật đèn xanh”. Còn cây si có trọng trách nặng nề hơn, cần chú ý bày tỏ tình cảm và thái độ của mình một cách lịch sự, có văn hóa và tôn trọng người ta. Không làm phiền hoặc ảnh hưởng đến người ta khi thực hiện quyết tâm theo đuổi. Nói thì đơn giản vậy nhưng chắc không dễ chút nào. Cái tâm và sự linh hoạt, sáng tạo sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp phù hợp.

Mọi con đường đều có điểm dừng. Con đường tình yêu cũng vậy. Đâu phải ai yêu lần đầu là đã trúng ngay “một nửa thực sự”. Không hiếm người phải yêu đôi ba lần mới tìm thấy “bến đỗ”. Khi yêu, ai cũng muốn tình yêu của mình được trân trọng và đền đáp. Không ai muốn tình yêu của mình trở thành nỗi khó chịu hay khiếp sợ của người mình yêu thương. Và hỡi những cô nàng/anh chàng bị mũi tên thần tình yêu bắn trúng, nhớ trang bị thêm cho mình “cây gậy” để vừa yêu, vừa dò xem trái tim người ta thế nào.

Quyết tâm “chinh phục” chàng hay nàng là đáng quý. Nhưng quyết tâm đó cần có điểm dừng teen nhé. Khi đã dăm ba lần bị người ta từ chối hoặc tỏ ra khó chịu, phiền muộn vì tình yêu của mình, hay khi người ta phải “vời” tới các bậc tiền bối như ba mẹ, thầy cô… thì dù trái tim ta chưa thể ngủ yên mà vẫn thổn thức vì người ấy thì cũng vẫn cần dừng lại. Hãy giữ lại chút ấn tượng đẹp về chúng ta trong lòng họ. Và hãy chấp nhận rằng, họ chưa phải là một nửa đích thực của ta, trái tim họ không chung nhịp đập với trái tim ta. Đơn giản vậy thôi. Không phải là thất bại, không phải là “đòn đau” để rồi phải “nhớ lâu”. Lại càng không phải là “kiêu thế ta cưa đổ bằng mọi giá cho bõ tức”, “đổ rùi ta bỏ cho thấm đòn thất tình”… Nó chỉ là một cuộc dạo chơi sớm có hồi kết mà thôi.

Quỳnh Anh

Lượt xem: 932

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 16
Lượt truy cập: 36452062

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik