Chuyện lạ về người vợ miễn nhiễm HIV với chồng Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
10 năm chung chăn gối với người chồng nhiễm HIV mà không hề dùng các biện pháp phòng tránh thai, 2 lần bị hư thai nhưng chị Thủy (tên nhân vật đã được thay đổi) không bị lây nhiễm. Kết quả xét nghiệm của chị đều âm tính với loại virus này.
Theo bác sĩ Trần Thị Đoan Trang, cán bộ của Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM trường hợp của chị Thủy rất hiếm hoi và vẫn còn là một đề tài nghiên cứu mà các nhà khoa học trên thế giới phải quan tâm.
Vì yêu nên chia sẻ cả bệnh tật với chồng
Đó là một người phụ nữ trung niên, sinh năm 1962, ngụ tại quận 10, đang làm công tác tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS cho trẻ em đường phố.
Chị đã biết chồng mang trong mình căn bệnh thế kỷ trước khi kết hôn 6 năm.
Kết quả xét nghiệm HIV nhiều lần đều âm tính
Giấy đề nghị xét nghiệm HIV của chị Thủy. Ảnh: Thanh Huyền. |
Bác sĩ kết luận, cơ thể tôi có khả năng không bị lây HIV.
Từ đó đến nay, theo lời khuyên của bác sĩ tôi đều làm xét nghiệm máu mỗi năm 4 lần. Kết quả xét nghiệm các lần vẫn không hề thay đổi.”, chị Thủy tâm sự.
Ngoài HIV, chị Thủy cho biết chồng còn bị bệnh viêm gan siêu vi B và giang mai tiềm ẩn. Dù vậy chị cũng không bị lây dù chẳng hề dùng bất cứ biện pháp phòng, tránh nào.
Sau cuộc gặp gỡ với chị Nguyễn Thu Thủy, phóng viên báo VietNamNet đã có buổi tiếp xúc với bác sĩ Cao Hữu Nghĩa, Trưởng khoa Khám chẩn bệnh của Viện Pasteur TP.HCM.
Không lây bệnh nhưng vẫn phải cẩn thận
Bác sĩ Nghĩa cho biết, đúng là có 1 số người không bị lây nhiễm HIV. Sở dĩ như vậy do họ có hàm lượng Chemokines (một chất hòa tan) trong cơ thể cao hơn người bình thường.
Theo một số nghiên cứu, lượng chất nói trên của người nước ngoài cao hơn của Việt Nam.
Kết quả xét nghiệm HIV của chị Thủy là âm tính. Ảnh: Thanh Huyền. |
Thế giới gọi nhóm người không lây HIV là ENI (người tiếp xúc mà không bị nhiễm). Đã có thời gian, người ta nghiên cứu nhóm người này nhằm tạo ra vắc xin ngừa HIV nhưng không thành công.
Năm 1998, Viện Pasteur TP.HCM cũng đã nghiên cứu chất Chemokines ở những người không lây nhiễm HIV để làm tiền đề trong việc chế xuất ra vắc xin.
Tuy nhiên, công trình nghiên cứu trên cũng chưa đạt được kết quả mong muốn do không giải quyết được trở ngại trong sự tác hợp trong chất Chemokines ở mỗi cá thể.
Bác sĩ Nghĩa cho rằng, những người có khả năng không lây nhiễm HIV là vô cùng hiếm hoi và may mắn. Tuy nhiên, các trường hợp này không nên chủ quan mà lơi là việc thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm HIV.
Thanh Huyền
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00