Chúng ta đang giáo dục giới tính cho giới trẻ như thế nào? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Đó là những người gần gũi với chúng như cha mẹ, thầy cô, anh chị... Đó cũng có thể là những người chúng chưa hề quen biết nhưng đã thấy trên vô tuyến truyền hình hay gặp trên đường tới trường, trong những khu vui chơi... Nhưng sự giáo dục ấy đang diễn ra như thế nào?
Những chuyện tai nghe…
Không phải ngẫu nhiên mà những đứa trẻ ngày nay phát triển về tâm sinh lý có vẻ như nhanh hơn so với trẻ em trước đây. Nhiều khi chúng ta phải giật mình vì nhận thức của chúng về thế giới xung quanh. Tôi đã từng ngạc nhiên khi nhìn một đứa trẻ 5 tuổi chưa biết chữ, nhìn chăm chú lên màn hình karaoke và hát rất đúng lời. Không phải em là thần đồng hay thiên tài gì cả, mà chỉ đơn giản vì em xem người lớn hát nhiều quá nên thuộc lời lúc nào không hay, nhìn hình ảnh mãi thành quen. Bài hát tràn ngập những ca từ về tình yêu nam nữ, hình ảnh cũng không hợp với tuổi các em chút nào.
Chỉ vô tình là những bài hát người lớn thường hát và trẻ hát theo.Tuy hôm nay nó chỉ đơn giản chỉ là những ca từ vô tư, nhưng nó sẽ gợi ý cho trẻ những nhận thức quá sớm và đôi khi sai lệch về tình yêu nam nữ.
Còn những điều mắt thấy
Ngày này, khi cho trẻ đi dạo phố hay đi chơi công viên, chúng ta không chỉ bắt gặp những em bé đang chơi đùa vui vẻ, mà còn thấy những cặp "nam thanh nữ tú" đang tình tự. Dường như không gian thành phố chật hẹp làm họ mất đi sự kín đáo cần thiết. Những hành động ôm hôn nơi công cộng của họ gây kích thích sự tò mò của trẻ. Trẻ sẽ hỏi mẹ: "Họ đang làm gì vậy mẹ"…Cứ như vậy rồi đến một ngày, Em bé 10 tuổi nghĩ: "Mình sẽ cưa đổ con bé ngồi cạnh". Lớp 4 lớp 5 các em bé gái cảm thấy mến một cậu bạn trong lớp và đinh ninh đó là tình yêu. Lớp 6, lớp 7 có nhiều em vì chuyện này mà sao nhãng việc học hành. Nếu thiếu hiểu biết và đi quá giới hạn, liệu điều gì sẽ còn xảy ra? Tất cả những chuyện đó nhiều khi được bắt đầu từ những điều “mắt thấy” ngày nhỏ…
Những điều mà người lớn nói về tình yêu thì sao?
Khi đi qua một nhóm thanh niên, chắc bạn cũng đôi lần nghe thấy họ bàn tán, đang thích cô này cậu kia, đang "cưa" nhưng chưa đổ; "mày thấy tao tán con bé đó có được không", tao đang "chăn" một em xinh lắm. Liệu khi trẻ nghe thấy những từ như vậy chúng sẽ dễ dàng bắt chước và học theo? Khi đó tình yêu thiêng liêng cũng dễ dàng để trẻ hiểu như là một trò đùa.
… Đến những trò chơi:
Nếu một đứa trẻ biết pha trà thì chắc chắn chúng đã nhìn thấy một người lớn làm việc đó. Kể cả việc chơi với bạn khác giới cũng vậy. Lứa tuổi thiếu niên, có nhiều em ngại tiếp xúc với bạn khác giới. Người lớn tìm cách kéo chúng lại gần với nhau bằng những trò chơi có cả nam lẫn nữ trong buổi sinh hoạt lớp, trong những bữa tiệc…Giao tiếp là cách tốt nhất để trẻ em mạnh dạn hoà nhập với thế giới bên ngoài, nhưng có những nẩy sinh tâm lý ở trẻ nằm ngoài mong đợi của người lớn. Có khi vô tình họ ít chú trọng đến tính giáo dục của trò chơi. Giao tiếp và quen biết là cả một quá trình, hãy để cho trẻ phát triển dần dần theo đúng tâm sinh lý của mình, những cượng ép trên chỉ làm cho trẻ tăng thêm sự ngại ngùng trước bạn khác giới.
Trong một buổi liên hoan của thiếu niên, ban tổ chức mời 5 bạn nam và 5 bạn nữ lên chơi trò "ngửi tóc tìm bạn gái". Em gái được người dẫn chương trình gọi là "người yêu" của bạn nam. Bạn nam bị bịt mắt và có nhiệm vụ tìm đúng bạn gái của mình qua mùi tóc. Các ngồi dưới thì hò reo hát những bài mới nổi như: "Baby, anh yêu em…". Trong khi cả bạn nam và bạn nữ trên sân khấu vừa chơi vừa ngượng ngùng, vì cứ phải đi qua "hít, ngửi" từng bạn gái một để nhận ra đâu là "người yêu mình". Kết thúc trò chơi, hai bạn thắng cuộc được "phỏng vấn". Người dẫn chương trình hỏi: "Các em cảm thấy trò chơi này thế nào", bạn gái: "Em cảm thấy buồn cười" còn trai: "Em thấy vui". Còn những khán giả sau cuộc chơi thì được trận cười nghiêng ngả.
Đó chỉ là những trò chơi để vui, để cười, nhưng không phải không ảnh hưởng gì đến trẻ. Những người tổ chức vui chơi có khi chỉ nghĩ đến vui là chính mà chưa chú ý nhiều đến tính giáo dục của trò chơi. Những trò chơi như trên thì quả thực chưa phù hợp với lứa tuổi thiếu niên.
Trẻ em không thể phát triển mà không có sự hướng dẫn của người lớn. Quan niệm về giới, tình yêu là vấn đề rất nhậy cảm, chúng ta cần chú ý khi giáo dục trẻ theo đúng cách và hợp với lứa tuổi. Tăng hiểu biết cho trẻ là điều cần thiết nhưng cũng cần có sự chọn lọc phù hợp với lứa tuổi. Và khi có mặt của những trẻ, người lớn cũng nên giao tiếp và ứng xử tế nhị hơn, để trẻ không bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng cho trẻ có những khuôn viên chơi riêng để trẻ không phải chứng kiến những cảnh "người lớn" khi chưa đến tuổi.
Châu Anh
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Ra dịch nâu sau khi quan hệ có sao không? Thứ Ba, 05/03/2024, 00:00
- Khả năng lây nhiễm bệnh tình dục Thứ Sáu, 16/02/2024, 00:00
- Ngực phát triển không đều? Thứ Ba, 30/01/2024, 00:00
- Tự ti về bản thân Thứ Hai, 22/01/2024, 00:00
- Liệu mình có thai hay đó là sự thay đổi của cơ thể khi sắp đến chu kỳ kinh nguyệt Thứ Hai, 15/01/2024, 00:00
- Cảm thấy chán nản, mệt mỏi nhưng không hiểu vì sao Thứ Hai, 08/01/2024, 00:00
- Em có phải đồng tính hay không? Thứ Hai, 01/01/2024, 00:00
- Có bình thường không khi bản thân nghĩ nhiều về sex Thứ Hai, 25/12/2023, 00:00
- Vợ chồng ít gần gũi Thứ Hai, 18/12/2023, 00:00
- Lo sợ chuyện mình thích 1 người sẽ bị bạn cùng lớp tiết lộ ra ngoài Thứ Hai, 04/12/2023, 00:00