Chủ quan không khám thai định kỳ và hậu quả đáng tiếc Thứ Năm, 14/12/2023, 12:00
Trong suốt quá trình mang thai, việc khám thai định kỳ được coi là rất quan trọng và cần thiết giúp sản phụ biết được tình trạng sức khỏe bản thân cũng như sự phát triển của thai nhi; đồng thời có thể phát hiện sớm và xử lý kịp thời một số bất thường về sức khỏe (nếu có) của cả hai mẹ con. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít sản phụ vẫn mang tâm lý chủ quan, không khám thai định kỳ theo khuyến cáo của bác sĩ, dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
1. Không khám thai định kỳ gây hệ lụy nghiêm trọng
Mới đây, tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ đã ghi nhận một trường hợp rất đáng tiếc như vậy. Sản phụ N.T.M.T (Phú Thọ – tên nhân vật đã được thay đổi) mang thai 39 tuần 4 ngày được chuyển đến từ Trung tâm Y tế tuyến dưới khi đã có dấu hiệu chuyển dạ. Thời điểm nhập viện, sức khỏe sản phụ T. ổn định, tuy nhiên sau khi thăm khám, bác sĩ phát hiện thai nhi có tình trạng thoát vị hoành trái (dạ dày từ ổ bụng chui lên lồng ngực, đẩy lệch tim phổi về bên phải).
Điều đáng nói là trong suốt quá trình mang thai, sản phụ T. chỉ đi khám thai 2 lần. Mặc dù đã được các bác sĩ chẩn đoán thai nhi bị thoát vị hoành từ khi 27 tuần tuổi và tư vấn nên thường xuyên thăm khám theo dõi tình hình phát triển của bé tại bệnh viện tuyến trên, song do tâm lý chủ quan, chị T. không thực hiện khám thai lần nào nữa cho đến khi có dấu hiệu chuyển dạ đi sinh.
Trước sinh, các bác sĩ đã giải thích cho sản phụ và gia đình các nguy cơ có thể gặp phải sau khi trẻ chào đời. Sau sinh, bé trai nặng 3,1kg không khóc, xuất hiện tình trạng tím tái, giảm trương lực cơ, tim chậm, được các bác sĩ đặt nội khí quản cấp cứu tại phòng sinh, bóp bóng chuyển khoa Sơ sinh tiếp tục điều trị.
Với chẩn đoán suy hô hấp độ III trên bệnh nhân thoát vị hoành bẩm sinh, trẻ được cho thở máy, đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm, dùng kháng sinh, truyền nuôi dưỡng; mời hội chẩn bác sĩ chuyên khoa ngoại nhi, gây mê khám và chỉ định mổ cấp cứu tại khoa Sơ sinh.
Tuy nhiên ngay trước khi phẫu thuật, trẻ xuất hiện tình trạng ngừng hô hấp – tuần hoàn. Sau 10 phút cấp cứu, trẻ có dấu hiệu hồi phục và được tiến hành mổ cấp cứu thoát vị hoành. Trong cuộc mổ trẻ diễn biến nặng, gia đình xin dừng phẫu thuật cho bé về.
Các bác sĩ nhận định đây là một trường hợp rất đáng tiếc vì không theo dõi thai kỳ liên tục để có hướng điều trị kịp thời. Do đó, để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, sản phụ nên đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ và duy trì việc này cho đến ngày sinh. Trong trường hợp xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì sản phụ cần phải đi khám toàn diện.
2. Các mốc khám thai thai phụ cần chú ý
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ có những thay đổi liên tục và khó dự đoán. Việc khám thai thường xuyên theo hướng dẫn là biện pháp quan trọng nhằm đánh giá rủi ro, phát hiện sớm các biến chứng thai kỳ thường gặp, cũng như chẩn đoán sớm và đầy đủ những dị tật bẩm sinh của thai nhi, từ đó có kế hoạch điều trị kịp thời sau khi em bé chào đời.
Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo các mốc khám thai định kỳ thai phụ cần chú ý như sau:
- Lần 1: Thử que thử thai chỉ kết quả 2 vạch (thời điểm chậm kinh 7-10 ngày là chính xác nhất), thai phụ nên đi siêu âm kiểm tra xem thai vào buồng tử cung hay chưa, loại bỏ trường hợp chửa ngoài tử cung.
- Lần 2: thời điểm trên 6 tuần tuổi: siêu âm tim thai, sau mốc này, sau 2 tuần thai phụ nên kiểm tra tim thai 1 lần.
- Lần 3: thực hiện ở tuần thứ 11 đến 13 tuần 6 ngày: Siêu âm đo độ mờ da gáy (biết được các dị tật bẩm sinh) và làm xét nghiệm Double test sàng lọc dị tật.
- Lần 4: thực hiện ở tuần thứ 14 – 16 : Siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai, tư vấn các viên uống bổ sung vi chất tùy thuộc vào sức khỏe của sản phụ và em bé.
- Lần 5: thực hiện ở tuần thứ 16-20: Siêu âm kiểm tra hình thái mặt, mũi, chân tay xem có bất thường hay không và làm xét nghiệm Tripletest.
- Lần 6: thực hiện ở tuần thứ 20 – 24: đây là mốc siêu âm rất quan trọng, giúp kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát các bất thường (tim, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận) và kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối. Thời điểm này thai phụ cũng có thể tiêm vắc-xin uốn ván (mũi 1 từ tiêm ở thời điểm từ 22-26 tuần, mũi 2 cách mũi 1 một tháng)
- Lần 7: thực hiện ở tuần thứ 24 đến 27 tuần 6 ngày: Siêu âm đánh giá trọng lượng thai và nước ối.
- Lần 8: thực hiện ở tuần thứ 28: thời điểm này thai phụ cần làm nghiệm pháp dung nạp đường xem có mắc phải tình trạng tiểu đường thai kỳ hay không; đồng thời tiêm uốn ván mũi 2.
- Lần 9: thực hiện ở tuần thứ 32: Siêu âm xem ngôi thai, nhau thai, chỉ số nước ối, sau đó 2 tuần kiểm tra lại 1 lần.
- Lưu ý: Từ tuần 36 đến 38 thai phụ nên đi siêu âm 1 tuần 1 lần; từ tuần 38 đến 40 nên thường xuyên siêu âm kiểm tra để theo dõi tim thai, lượng nước ối.
Đặc biệt, trong quá trình mang thai nếu thai phụ thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: đau bụng, ra huyết, tiểu buốt,… cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Nguồn: BV Sản Nhi Tỉnh Phú Thọ
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Tác hai của thuốc lá đến sức khoẻ của mẹ bầu và trẻ nhỏ Thứ Năm, 14/12/2023, 10:00
- Động Thai Nguy Hiểm Như Thế Nào? Nên Làm Gì Khi Bị Động Thai Thứ Sáu, 08/12/2023, 15:00
- Đốt Lộ Tuyến Cổ Tử Cung Có Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Sản Thứ Sáu, 08/12/2023, 15:00
- Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung Là Gì, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Thứ Sáu, 08/12/2023, 13:00
- FAQ – Câu hỏi thường gặp Viêm lộ tuyến cổ tử cung có mang thai được không? Thứ Sáu, 08/12/2023, 13:00
- Dấu Hiệu Thai Lưu – Cách Nhận Biết Và Ngăn Ngừa Thứ Sáu, 08/12/2023, 12:00
- [Giải đáp] Sau khi quan hệ bao lâu thì thử thai được? Thứ Năm, 07/12/2023, 13:00
- Rối Loạn Kinh Nguyệt Sau Sinh Nguy Hiểm Không, BS Trả Lời Thứ Sáu, 01/12/2023, 15:00
- Rong Kinh Sau Sinh: Chuyện Thường Gặp Hay Bất Thường? Thứ Sáu, 01/12/2023, 14:00
- Điều Trị Vô Sinh Thứ Phát, Dễ Hay Khó? Thứ Sáu, 01/12/2023, 13:00
- 15 Dấu Hiệu Vô Sinh Sau Khi Phá Thai, Hệ Quả Khôn Lường Thứ Sáu, 01/12/2023, 13:00
- Chậm Kinh, Niêm Mạc Tử Cung Dày 16mm Có Thai Không? Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:00