Cha mẹ không nên đặt điều kiện với con cái Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Có một thực tế là trong quá trình giáo dục con, nhiều bậc cha mẹ đã đem lợi ích kinh tế, vật chất để kích thích tính “năng động” để trẻ đạt được những yêu cầu do bố mẹ đề ra. Ví dụ như “Nếu con không khóc nữa thì mẹ sẽ mua bimbim cho con” hay “Nếu hôm nay con đi mẫu giáo thì tối nay mẹ cho con đi chơi” …
Thông thường thì những điều kiện mà cha mẹ đưa ra hầu hết đều mang lại những kết quả trước mắt như mong muốn. Nhưng muốn con cái hoàn thành được một công việc nào đó mà cha mẹ cứ đặt điều kiện như thế thì sẽ không mang lại kết quả lâu dài trong quá trình phát triển của trẻ, bởi những việc làm như vậy đã hạn chế tính tự giác của trẻ, đôi lúc việc đưa ra những điều kiện như vậy vô tình đã chứa đựng yếu tố nghi ngờ về khả năng thực hiện hành vi của trẻ. Nếu không “trao giải” trái cây, bánh kẹo, chuyến đi chơi … thì trẻ không thực hiện được hành vi gì hay sao?
Cũng tương tự như vậy, có những đứa trẻ có những biểu hiện xấu mà cha mẹ chúng muốn hạn chế những hành vi tiêu cực đó bằng những lời hứa, những phần thưởng..., thì về sau nó bèn đặt điều kiện với cha mẹ. Một khi không được đáp ứng, chúng sẽ lại càng thể hiện thói xấu của mình một cách rõ rệt hơn, buộc cha mẹ phải chấp nhận. Càng về sau, chúng càng coi đó như một biện pháp gây “sức ép” với cha mẹ và bắt đầu muốn cái này hoặc đòi cái kia theo ý của chúng …
Đặt ra và đáp ứng những đòi hỏi vật chất của trẻ trong quá trình giáo dục đã là điều không nên. Lại càng không nên hơn nữa khi những phần thưởng đó là tiền. Cha mẹ không nên cho tiền trẻ khi chúng hoàn thành một công việc nào đó, vì phần thưởng này sẽ dẫn tới hàng loạt hệ quả khác mà chúng ta không thể lường hết được.
Có một bộ phận không nhỏ các bậc cha mẹ khi về nhà là phải có quà cho trẻ. Họ đâu có biết rằng, con cái đang chờ họ đâu phải hoàn toàn là lòng mong mỏi nhớ nhung mà là những đòi hỏi thực tế từ những món quà mà chúng thường được nhận.
Vậy nên để giúp cho trẻ hoàn thiện được nhân cách một cách tốt nhất, trong quá trình giáo dục, chỉ có những món quà bất ngờ của cha mẹ mới là điều tốt, khiến trẻ sung sướng và cảm thấy hạnh phúc hơn cả, bởi lẽ đó là sự khích lệ thực sự từ phía cha mẹ.
Mạc Vân
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00