Cẩn trọng khi “vượt rào” Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
“Trái cấm” không dễ “nếm”
tamsubantre.org - “Bi giờ, người ta ra rả nói về việc con gái phải biết giữ mình, phải thận trọng khi quyết định có quan hệ tình dục với ai đó. Nhưng như tớ đây, là con gái chính hiệu, có người yêu cũng đã lâu và thường xuyên nhận được lời đề nghị làm “chuyện ấy” từ người yêu.
Bản thân tớ cũng muốn, muốn lắm rồi nhưng vẫn sợ… chưa suy nghĩ thấu đáo, nhỡ đâu sau này lại hối hận! Pà con có thể “mách nước” giùm tớ coi phải cân nhắc những gì trước khi “vượt rào” không?” (tho_con…..@gmail.com)
“Trái cấm” không dễ “nuốt”
Lan Chi (17 tuổi, học sinh): Thỏ con đã nghe nói về chuyện Adam và Eva chưa? Khi người ta yêu nhau, người ta có thể “nhân danh tình yêu” để làm mọi thứ. Nhưng… hãy thận trọng, “trái cấm” không dễ nuốt. Đừng như Eva, không vượt qua được cám dỗ khi chưa có những hiểu biết đầy đủ về “trái cấm” mà đã vội vàng nghe theo lời “rắn độc”, bỏ ngoài tai lời dặn dò của Thượng đế. Cẩn trọng như Thỏ con quả là đáng ngưỡng mộ!
Tình yêu đã đủ lớn để cùng nhau thưởng thức “trái cấm”?
Thùy Anh (18 tuổi, sinh viên): Ai cũng như Mr.Thành thì thật là đáng ghét. Đúng là “được ăn, được nói, được gói mang về”. “Không cho thì bảo không yêu, cho rồi lại bảo làm liều, chết đi!”. Con gái thật là thiệt thòi. Người ta muốn, mình cũng muốn, vậy tại sao lại không? Quan trọng là Thỏ con phải nhìn lại xem tình yêu giữa hai bạn đã đủ lớn để cùng nhau thưởng thức “trái cấm” chưa? Nếu tình yêu dành cho nhau thật chân thành và hiểu được tính cách, dự định của người yêu thì còn chần chừ gì nữa… Mà nói thật chẳng hiểu Thỏ con và các bạn khác thế nào chứ tớ thấy khi yêu nhau, ở bên nhau trong những không gian riêng tư thì chả nghĩ được cái quái gì cả? Con tim lấn át lí trí mất tiêu rồi…
Duy Hoàng (18 tuổi, sinh viên): Đúng là tình yêu và tình dục thường song hành với nhau. Chỉ sợ chẳng yêu thương gì mà cứ lao vào nhau để “giải quyết” nhu cầu sinh lí thôi chứ yêu nhau thật lòng thì tự khắc có chuyện ấy. “Còn tình yêu ấy lỗi lầm sẽ qua” mà.
Bạn có tự tin với những hiểu biết của mình về đời sống tình dục?
Hà Anh (16 tuổi, học sinh): Vẫn biết là yêu nhau thì thường nảy sinh nhu cầu thân mật, gần gũi. Nhưng không phải cứ yêu là có “chuyện ấy”. Còn phải tính đến việc đã trang bị được gì cho đời sống tình dục. Không hiểu biết, cứ lao vào nhau ầm ầm thì có mà… chết! Này nhé, pháp luật cấm quan hệ tình dục với trẻ em dưới 16 tuổi, bởi vậy nếu các xì teen yêu nhau mà chưa đủ lớn đã làm “chuyện người lớn” thì có thể phải đối mặt với kiện cáo khi người lớn phát hiện, nhẹ thì đi trường giáo dưỡng, nặng thì phạt tù… Không biết Thỏ con đã trên 16 tuổi chưa nhỉ? Nếu chưa thì tránh xa “chuyện ấy”, kể cả bạn đồng ý hay không đồng ý thì người yêu vẫn “phạm tội” nếu trót lỡ nếm trái cấm với bạn. Hãy giải thích cho anh ấy hiểu điều này để đừng gạ gẫm bạn nữa.
Quang Huy (18 tuổi, sinh viên): Ngoài vấn đề tuổi tác thì còn phải tự trang bị cho mình các kiến thức về tình dục. Nhiều nhân cứ nghĩ rằng tình dục là hay ho và dễ dàng lắm, không cần phải học cũng biết. Nhưng… bé cái nhầm. Tình dục đa dạng, phong phú và mênh mông như biển cả. E rằng học cả đời còn chưa hết. Vậy nên phải biết những cái “tối thiểu” như trước khi “lâm trận” phải có “màn dạo đầu” hay khoái cảm có thể đến từ nhiều cách thức kích thích khác nhau chứ không phải chỉ từ “giao hợp”, rồi những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình quan hệ như khó đưa “hoàng tử” vào “công chúa”, “cô bé” bị đau, rát, chảy máu….
Anh Tú (17 tuổi, học sinh): Tớ có thằng bạn “gà mờ” mà cũng học đòi làm “chuyện người lớn” với con bé hàng xóm. Đang “hành sự” thì cô bé ấy bỗng nhiên ngất lịm. Sợ quá nó đành cầu cứu đến mẹ. Báo hại cả gia đình phải quỳ lạy mãi nhà hàng xóm mới tha, không bắt vạ và không báo công an. Hóa ra con bé bị bệnh tim bẩm sinh! Sau vụ đó, hai đứa nó bị bố mẹ quản thúc ghê lắm. Tình yêu cũng đội nón ra đi. Chỉ vì cả hai đều thiếu hiểu biết…. “Chuyện ấy” không chỉ chống chỉ định với bệnh tim mà còn chống chỉ định với vô vàn thứ khác. Bạn đã biết hay chưa?
Quyết định rồi thì nghĩ đến tình dục lành mạnh nhé!
Thúy Hà (19 tuổi, sinh viên): Nếu Thỏ con quyết định đã đến lúc có “chuyện ấy” thì hãy nghĩ đến việc tạo lập đời sống tình dục lành mạnh cho mình. Không chỉ là quyết định quan hệ tình dục với ai, khi nào, ở đâu, như thế nào… mà còn phải cân nhắc đến nhiều yếu tố khác, ví dụ như làm thế nào để đảm bảo an toàn (không có thai ngoài ý muốn, không có nguy cơ lây nhiễm bệnh hoặc không làm tổn thương cơ quan sinh dục…), làm thế nào để đem lại sự thỏa mãn cho cả hai…
Tùng Lâm (20 tuổi, sinh viên): Nhiều nhân nghĩ rằng đã đồng ý quan hệ tình dục nghĩa là sẽ có lần hai, lần ba… cho đến lần thứ n. Nhưng không ít bạn gái “nếm” thử một lần rồi hãi quá, không muốn tiếp tục nhưng vẫn phải chịu đựng, phải chấp nhận vì “sợ mất người yêu” hay “còn gì nữa đâu mà giữ’… Còn phe mày râu thì hồn nhiên “hưởng thụ” tiếp vì nghĩ mình có cái quyền “đòi hỏi” ấy. Thậm chí không ít tên còn quay ra nghi ngờ, dằn vặt người yêu “em còn hay đã mất (trinh)?”… Bởi vậy nếu có bất kỳ lo lắng nào liên quan đến việc quan hệ tình dục thì đừng ngại từ chối, đừng để bị ép buộc. Đây cũng là một khía cạnh của tình dục lành mạnh.
Và nhất là phải sẵn sàng chịu trách nhiệm
Quang Vinh (18 tuổi, sinh viên): Cho dù đồng ý hay từ chối “chuyện ấy” thì đều có cảm giác áy náy, thậm chí là dằn vặt hoặc tiếc nuối. Này nhé, “cho” rồi thì ân hận đã không biết giữ mình, thù hận nếu chẳng may “đôi ngả chia ly” (mà trong tình yêu thì thiếu gì lý do khiến hai người chia tay). Hay nếu “từ chối” mà bị người yêu dằn vặt, nghi ngờ, dọa bỏ thì lại “đổ lỗi” cho bản thân… Bởi vậy, dù quyết định thì nào thì cũng phải sẵn sàng chịu trách nhiệm với quyết định của mình và đối diện với những điều ngoài ý muốn. Bởi chúng ta không thể kiểm soát được tất cả mọi việc, chúng ta không thể “vỗ (tay) bằng một tay”.
Ngọc Lương (19 tuổi, sinh viên): Quyết định nào cũng chỉ mang tính chất thời điểm, bởi vậy đã quyết rồi thì lường trước những điều có thể xảy đến và tự chuẩn bị cách ứng phó. Thực tế có thể không diễn ra như chúng ta tưởng tượng. Vẫn có chuyện ngoài sức tưởng tượng nên quan trọng là lúc nào chúng ta cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm “có gan làm có gan chịu”, khi đó chúng ta sẽ không phải hối tiếc, dằn vặt… mà có thể bình tĩnh tìm ra cách giải quyết phù hợp.
Chẳng biết những lời mách nước trên đã đủ giúp tho_con…..@gmail.com giải tỏa băn khoăn của mình chưa nhỉ? Nếu bạn còn cao kiến nào khác, đừng ngại bấm nút Trao đổi thảo luận bên dưới để chia sẻ cùng tho_con…..@gmail.com và những người bạn đồng cảnh ngộ nhé.
Tâm sự bạn trẻ
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00