Căn nguyên tâm l? c?a nh?ng hà Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Những hiện tượng như đua xe, “đi dạt”, nghiện hút, trộm cắp, giết người... là những hành vi lệch chuẩn. Những hành vi này đang đang ngày càng gia tăng trong nhóm tuổi teen.
Nhiều bài báo chỉ ra rằng nguyên nhân của nó là do thiếu sự quản lý của gia đình, do tác động từ mặt trái của thời đại công nghệ thông tin – teen có thể tiếp cận nhiều lối sống, quan điểm không lành mạnh, do không được giáo dục pháp luật... Tác giả của bài viết này cũng không đưa thêm một nguyên nhân nào khác nữa và chỉ bàn về hiện tượng này dưới góc độ tâm lý.
Dễ bị kích động
Sự tăng trưởng mạnh về kích thước cơ thể, hoạt động của nội tiết tố là tiền đề để tạo ra một bộ não linh hoạt, nhanh nhẹn hơn, tâm hồn của các em cũng nhạy cảm hơn với xung quanh, nhưng đồng thời cũng dễ khiến các em rơi vào trạng thái xúc động vô cùng hoặc phấn khích tột độ.
Chúng ta đều biết rằng khi ở trạng thái cân bằng bình tĩnh, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết hành vi sai trái và không dám tiến hành. Chúng ta sợ sự trừng phạt hoặc sợ làm đau người khác. Do vậy, những hành vi bốc đồng, không sợ nguy hiểm, không để ý đến đánh giá của người khác thường được thực hiện với tâm lý “căng thẳng”, và “không kiểm soát, không làm chủ bản thân”.
Nhu cầu tự khẳng định bản thân
Tuổi teen là giao thời giữa trẻ em và người lớn nhưng mâu thuẫn thường diễn ra giữa người lớn và teen. Teen muốn người lớn (cha mẹ) công nhận mình như là một người lớn, nhưng trong mắt người lớn luôn coi teen vẫn chỉ là những “đứa trẻ to xác” mà thôi. Khi cái tôi của mình không được công nhận trong gia đình hay trong lớp học, teen sẽ tạo “ấn tượng” cho tên tuổi của mình ở những lĩnh vực khác.
Trở thành một “hot boy” trong thế giới ảo hay trở thành “game thủ” khét tiếng cũng chỉ là một cách để khẳng định mình trước người khác của teen, cũng giống như một bạn học giỏi được nhà trường tặng giấy khen, được bạn bè ca ngợi. Nếu những teen không có bản lĩnh để tách biệt thế giới của game và thế giới thực thì vô hình chung hành vi tội ác, cách ứng xử trong thế giới ấy sẽ được teen hiện thực hoá trong đời sống thực tế của mình.
Tò mò
Theo TTXVN, 70% vị thành niên vi phạm pháp luật ở lứa tuổi 17-18. 20% còn lại ở lứa tuổi 16 tuổi và 10% ở lứa tuổi 15. - Khảo sát trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại 6 phường của quận Thanh Xuân (Hà Nội). |
Cùng với sự lớn lên của đứa trẻ, môi trường tiếp xúc của đứa trẻ cũng ngày càng mở rộng hơn về phạm vi và chiều cạnh. Với teen thế giới quả là rộng lớn và có nhiều điều mà các em chưa biết. Tò mò nhất là những điều mà người lớn chưa bao giờ nói tới hay người lớn cho là những điều cấm kỵ, như tình dục, ma tuý chẳng hạn. Hầu hết những người nghiện ma tuý sử dụng chất nghiện đầu tiên chỉ vì có ý định “muốn thử cảm giác mới” mặc dù họ thừa hiểu rằng ma tuý có tác hại như thế nào.
Cũng như vậy, những bạn có quan hệ tình dục ở tuổi này cũng chỉ vì họ chưa làm điều đó bao giờ mà không cần biết tới sự thiếu an toàn và sẵn sàng của chính mình. Sự tò mò quá lớn sẽ dẫn tới sự liều lĩnh, mạo hiểm. Vì vậy, đừng cấm teen tìm hiểu, khám phá mà cần giúp teen có cách tìm hiểu, khám phá đúng. Người ta thường nói rằng “vẽ đường cho hươu chạy” để hươu không chạy lầm đường.
Những người bạn không thể thiếu
Bạn bè là người thiết thân nhất đối với mỗi người trong độ tuổi teen. Teen có thể ngồi tâm sự, chuyện trò với nhau cả ngày mà không biết chán. Vì vậy, bạn bè có ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với teen. Các bạn có thể vui vì niềm vui buồn, thậm chí có thể sống chết vì nhau. “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” là điều mà các bậc cha mẹ rất đáng lưu tâm. Các bạn ở tuổi teen cũng cần “chọn bạn mà chơi” và hãy tự nhủ rằng: “Bạn là người có trách nhiệm cao nhất về hành vi của chính mình” và “Không phải sống chết vì bạn mới là một người bạn chân chính”. Bạn cũng có thể coi cha mẹ, anh chị, thầy cô là những người bạn “cao niên” của mình chứ không nhất thiết là một người nhất định nào đó.
Kết
Nhân cách con người không tự nhiên có, mà nó được hình thành từ mối quan hệ giữa con người với con người (với người khác và với chính mình), đồng thời nó không phải là cái bất biến, cố định. Từ đó có thể hiểu rằng, những hành vi lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm pháp luật của teen không phải là ngẫu nhiên mà có căn nguyên của nó. Cũng đừng nhìn nhận những sai phạm ấy không thể sửa chữa mà chúng sẽ được cải tạo và thay đổi nếu như có sự tác động phù hợp.
Hiểu được căn nguyên tâm lý của những hành vi sai phạm ở teen giúp chúng ta nhận thấy rằng việc tạo cho teen một môi trường sống lành mạnh, nơi mà teen được khám phá những tò mò của mình một cách an toàn là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, không nên áp dụng cách dạy bảo mang tính áp đặt, cứng nhắc mà cần dần dần tăng quyền chủ động, độc lập cho teen.
Còn những bạn trong lứa tuổi teen, hãy nhớ rằng các bạn đang sở hữu một bộ óc thông minh và đầy nhạy cảm. Có rất nhiều cách để khẳng định bản thân và khám phá thế giới này nếu bạn biết lắng nghe. Các bạn cần cẩn trọng hơn trong mỗi hành động của mình. Hãy học cách tôn trọng người khác để được người khác tôn trọng lại mình. Hãy luôn đặt ra câu hỏi là: “Bạn muốn trở thành người như thế nào trong tương lai?” Và “Làm sao để bạn có thể trở thành người như thế?”.
Khánh Chi
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00