Cần có quan điểm thống nhất trong giáo dục sức khoẻ tình dục giới trẻ Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Tuy nhiên, những người làm công tác xuất bản, các hoạ sĩ lại có cách giải thích khác. Điều này đã gây ra một sự không thống nhất trong quan niệm về cách thức tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tình dục cho thanh thiếu niên.
Bắt đầu bằng những tiêu đề được in đậm: “Truyện tranh cho thiếu nhi: Nhiều nhảm nhí và thô tục”, Bạo lực + Sex và Nhạt!”... và những dẫn chứng cụ thể khác liên quan đến nội dung trong các truyện tranh cho thiếu nhi ở nước ta hiện nay, Báo GĐ&XH đã đưa ra một thực trạng khiến độc giả, những người đang làm cha làm mẹ không khỏi suy nghĩ về món ăn tinh thần cho con cái mình.
Chúng tôi không bàn đến tất cả những vấn đề mà báo GĐ&XH nêu ra mà chỉ tập trung vào vấn đề: nội dung và hình ảnh trong truyện tranh có tính kích dục quá cao. Thông qua các bài viết, Báo GĐ&XH muốn cho độc giả thấy được thực trạng truyện tranh thiếu nhi và sự khác biệt giữa quan điểm của riêng toà báo với những người làm công tác xuất bản truyện tranh. Đây là minh chứng cụ thể cho thấy vẫn còn có sự chưa thống nhất quan điểm trong vấn đề giáo dục sức khoẻ sinh sản, tình dục cho thanh thiếu niên: nên hay không nên “vẽ đường cho hươu chạy”, và nếu có nên thì cách thức giáo dục, tuyên truyền như thế nào, bắt đầu từ lúc bao nhiêu tuổi...
Qua tìm hiểu những cuốn truyện tranh Nhật Bản đang được nhiều bạn trẻ ưa thích, tác giả Chi Mai cho rằng “những quyển truyện này... có nội dung lệch lạc và đầy rẫy những ám thị về sex... Một đặc điểm đáng cảnh báo nữa là đời sống các nhân vật tuổi mới lớn này được khai thác trong truyện tranh với nhiều yếu tố liên quan đến tình dục với những cảnh yêu đương, hôn nhau, vuốt ve, nhìn nhau đắm đuối hay đặc tả những bộ phận “nhạy cảm” trên cơ thể phụ nữ... với mật độ dày đặc”. Một đoạn trong cuốn “Con nhà giàu” được tác giả trích dẫn để minh hoạ: “Đây là phòng của hai đứa mình. Trong phòng chỉ có một cái giường... Sao mình lại trong vòng tay Tsukasa? Đầu óc quay cuồng, toàn thân mềm nhũn. Tôi hoàn toàn không biết gì nữa, chỉ biết nụ hôn của Tsukasa vô cùng nồng ấm...”. Và theo tác giả, cuốn truyện “Punch – Tình ca trên sàn đấu”, còn “trên cả” “Con nhà giàu” với “câu chuyện hết sức nhảm nhí và thô tục. Dường như cả tập truyện là những tình huống nhân vật nữ mặc váy thoải mái đi hớ hênh trên cao còn nhân vật nam thì ở dưới nhìn lên “chiêm ngưỡng”...”.
Tuy nhiên, những người làm công tác xuất bản lại không nghĩ như vậy. Báo GĐ&XH trích đăng ý kiến của bà Trần Thị Hà, Trưởng phòng truyện tranh của Nhà xuất bản Kim Đồng: “Truyện tranh cũng như những loại hình văn học khác, luôn có mục đích cao là mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con người. Truyện tranh cũng chia theo nhiều lứa tuổi, từ thiếu nhi cho tới người lớn. Vấn đề là cha mẹ phải hướng cho con mình lựa chọn và cảm nhận như thế nào. Tôi cũng có con trai và tôi cũng cho con mình đọc truyện tranh sau giờ học. Khi con đọc, tôi thấy cháu cười ha hả, đập giường, vỗ đùi ầm ầm. Thấy cũng vui. Chuyện hôn nhau hay váy ngắn trong truyện tranh thì trên phim ảnh cũng đầy những cảnh như vậy. Chúng ta có cấm được trẻ con xem đâu. Ở tuổi 15, 16, chúng ta không nói thì các em cũng biết. Khi một tác phẩm nước ngoài được đưa vào Việt Nam thì phải làm thế nào cho phù hợp với nước mình. Đó là công việc của các nhà xuất bản, còn quyền lựa chọn là của người đọc”.
Vâng, “quyền lựa chọn là của người đọc”. Nếu như vậy thì chúng ta đặt ra vai trò định hướng nhận thức, giáo dục thế hệ trẻ làm gì. Đành rằng là các bậc cha mẹ, các nhà giáo phải chỉ cho các em biết cần đọc cái gì và không nên đọc cái gì. Nhưng cha mẹ nào, thầy cô nào theo được tất cả bước chân các em đến các hiệu sách, các cửa hàng cho thuê truyện... Và cũng đâu phải tất cả các em đều đã 15, 16 tuổi để “biết” như bà Hà nói.
“Chuyện hôn nhau hay vắy ngắn trong truyện tranh thì trên phim ảnh cũng đầy những cảnh như vậy”. Điều đó đúng, nhưng không thể dùng để biện minh. Phim ảnh cũng có mặt trái của nó, có điều chúng ta chưa thể khắc phục được ngay. Tại sao chúng ta lại không làm những việc mà hoàn toàn có thể làm được? Cùng là một hình ảnh kích dục, nhưng ý nghĩa của nó sẽ khác đi rất nhiều nếu gắn kèm với những từ ngữ, dấu hiệu khác nhau hoặc không kèm theo một dấu hiệu hay từ ngữ nào. Nhìn những hình ảnh, nghe những từ ngữ gợi dục trong truyện, trên phim, các em, nhất là các em còn quá nhỏ tuổi, sẽ nghĩ đến điều gì? Liệu chúng có kích thích sự tò của trẻ không? Hẳn chúng ta không quên những trường hợp trẻ em hiếp dâm trẻ em, hay tỷ lệ quan hệ tình dục ở tuổi quá nhỏ đang ngày một gia tăng...
Nói như vậy nhưng không phải nhà xuất bản buông xuôi hoàn toàn. “Nhà xuất bản Kim Đồng làm bao giờ cũng cẩn trọng. Chẳng hạn với nhân vật Songuku (trong truyện “Bẩy viên ngọc rồng”), chúng tôi đã phải biên tập thêm cái... quần đùi cho nhân vật này ở những tập đầu. Bởi ở nguyên tác, nhân vật là cậu bé con ở nông thôn, cởi truồng đi câu cá”, bà Hà đã nói như vậy khi phóng viên báo GĐ&XH đề cập đến vấn đề vì chạy theo lợi nhuận nên các nhà xuất bản đã ồ ạt in truyện tranh nước ngoài mà thiếu chú ý đến tính giáo dục trong truyện.
...
Chăm lo mọi mặt cho trẻ em là trách nhiệm của cả xã hội. Chúng ta không thể phủ nhận sự cố gắng của các nhà xuất bản nhằm chăm lo đời sống tinh thần cho nhân dân nói chung, trẻ em nói riêng. Trong bối cảnh đó, vì chưa có kịch bản hay, chưa có hoạ sĩ chuyên nghiệp để vẽ truyện tranh (theo nhận định của những người làm công tác xuất bản) nên chúng ta phải tạm thời dịch và in lại truyện tranh của nước ngoài, trong đó nhiều truyện có nội dung chưa phù hợp, cũng là điều dễ hiểu. Như thế, việc chúng ta cần làm ngay lúc này là cần phải có những người viết kịch giỏi để có những kịch bản hay, cần đào tạo hoạ sĩ vẽ tranh truyện chuyên nghiệp để có những bộ truyện tranh hay, tính giáo dục cao.
Với các nhà xuất bản, không chỉ trông chờ đến khi có kịch bản hay, hoạ sĩ giỏi để xuất bản truyện tranh Việt Nam. Truyện tranh nước ngoài hay vẫn có thể xuất bản nhưng cần làm cho phù hợp hơn, đặc biệt là chú ý tính giáo dục, giảm bớt tính bạo lực và khêu gợi tình dục. Điều đó cũng sẽ góp phần thống nhất quan điểm về cách thức tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục cho thanh thiếu niên.
Hy vọng trong một tương lai không xa, chúng ta sẽ không còn phải tranh luận xem nên hay không nên, giáo dục như thế nào cho các em về những “chuyện tế nhị nữa”. Tương lai của của đất nước phụ thuộc vào thể hệ trẻ, nhưng tương lai của thế hệ trẻ một phần phụ thuộc vào chính chúng ta.
Tầm Bút
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Ra dịch nâu sau khi quan hệ có sao không? Thứ Ba, 05/03/2024, 00:00
- Khả năng lây nhiễm bệnh tình dục Thứ Sáu, 16/02/2024, 00:00
- Ngực phát triển không đều? Thứ Ba, 30/01/2024, 00:00
- Tự ti về bản thân Thứ Hai, 22/01/2024, 00:00
- Liệu mình có thai hay đó là sự thay đổi của cơ thể khi sắp đến chu kỳ kinh nguyệt Thứ Hai, 15/01/2024, 00:00
- Cảm thấy chán nản, mệt mỏi nhưng không hiểu vì sao Thứ Hai, 08/01/2024, 00:00
- Em có phải đồng tính hay không? Thứ Hai, 01/01/2024, 00:00
- Có bình thường không khi bản thân nghĩ nhiều về sex Thứ Hai, 25/12/2023, 00:00
- Vợ chồng ít gần gũi Thứ Hai, 18/12/2023, 00:00
- Lo sợ chuyện mình thích 1 người sẽ bị bạn cùng lớp tiết lộ ra ngoài Thứ Hai, 04/12/2023, 00:00