Cảm ơn thầy Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Tôi đã luôn mặc cảm khi là người khuyết tật
Nhà tôi thuộc hàng khá giả nên lúc nào tôi cũng được mặc quần áo đẹp. Chỉ có điều, tôi sống hơi khép mình vì mặc cảm với đôi chân tàn tật. Tôi không thể đi đứng bình thường được như mọi người. Mỗi khi thấy tôi bước đi, mọi người lại tủm tỉm cười: “Chân nó làm sao ấy nhỉ”, “đi đứng trông rõ buồn cười”, “thế này thì mai sau làm đuợc gì, xin đi làm cũng chả ai nhận”... Những lời nói đó, như lưỡi dao mỗi ngày cứa vào tim, khiến tôi trở nên tự ti, chán nản hơn.
Tôi nghỉ học được hai ngày thì thầy giáo gọi điện đến. Bố mẹ tôi phải nói tránh đi là tôi đang bị ốm nên cần được nghỉ ngơi. Một mặt, bố mẹ tìm cách nói dối thầy giáo, mặt khác lại cố gắng tìm đủ cách động viên tôi trở lại trường học. Dù thương bố mẹ nhưng tôi không muốn trở lại ngôi trường ấy, không thể đối diện với biết bao dị nghị của bạn bè.
Thầy đã luôn bên cạnh hỗ trợ cho tôi
“Chắc con buồn vì các bạn lắm phải không?”, câu hỏi đầu tiên của thầy khiến tôi như cảm thấy sự cảm thông và nỗi ấm ức bấy lâu như được giải toả ra qua lời nói.
“Các bạn không chơi với con, châm chọc con, kì thị con là người khuyết tật. Con đâu có muốn vậy”, tôi oà khóc.
“Thầy hiểu là con đã bị tổn thương. Tuy nhiên, con có biết là khi con tức giận, khi con để tâm đến những lời châm chọc của bạn bè thì cũng có nghĩa con đang tự kì thị chính mình không? Con không phải là người quyết định được ngoại hình của mình khi sinh ra. Con không làm gì sai, vậy tại sao con phải tức giận và không dám đối diện với mọi người?”
Tôi im lặng, không biết phải nói thế nào với thầy.
Thầy nhìn ra cửa sổ, ánh mắt suy tư:
Kể đến đây, thầy nhìn tôi trìu mến:
“Đừng tự kị thị chính mình, con nhé! Bởi điều đó nguy hiểm hơn rất nhiều so với sự kì thị của người khác. Nó sẽ làm con mất đi niềm tin, sự lạc quan. Nó sẽ khiến con chùn bước trong cuộc đời. Rất nhiều người cũng rơi vào hoàn cảnh như con, nhiều người còn khó khăn hơn bởi họ không được đi học. Có người còn bị khuyết tật trí tuệ, họ không có cơ hội để khẳng định bản thân. Con vẫn còn có cơ hội, vậy hãy đừng bỏ lỡ. Hãy cho mọi người thấy, con có thể làm được những gì. Thầy sẽ luôn ở bên hỗ trợ cho con.”
Từng lời nói của thầy như ngấm vào tim tôi, vừa như sự an ủi, vuốt ve, vừa như lời động viên, thúc giục. Đúng là tôi có khả năng, tôi vẫn có cơ hội học tập, nhưng tôi chưa bao giờ cố gắng hết sức để khẳng định chính mình.
Tôi trở lại trường học, mạnh mẽ và tự tin hơn, sống chan hoà với bạn bè. Từng lời nói của thầy luôn trong tâm trí tôi khi học tập, khi giao tiếp với mọi người. Thầy cũng dành nhiều thời gian quan tâm, kèm cặp tôi nhiều hơn, nhắc nhở các bạn trong lớp giúp đỡ, động viên tôi. Bện cạnh đó, thầy còn gửi tặng tôi các cuốn sách về bài học cuộc sống, về những tấm gương vượt khó. Cuối năm học đó, tôi đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, đạt thủ khoa môn toán học sinh giỏi cấp huyện và đạt giải nhì học sinh giỏi môn vật lý cấp trường. Bạn bè tôi ngỡ ngàng và nể phục sự nỗ lực và sức phấn đấu của tôi. Càng đạt được thành tích cao, tôi càng cố gắng hơn để không phụ lòng thầy.
Tất nhiên, tôi sẽ không bao giờ quên cuộc chuyện trò giữa hai thầy trò hôm ấy. Từng lời nói, cử chỉ thầy dành cho tôi trên hết là tình thương yêu học trò, mong muốn cho tôi ngày một tiến bộ hơn. “Tự kì thị bản thân sẽ khiến con mất đi niềm tin và sự lạc quan, khiến con chùn chân bước trong cuộc đời... hãy cho mọi người thấy con có thể làm gì”. Những lời dặn dò của thầy luôn là nguồn động lực để tôi tiến lên từng ngày.
Một lời cảm ơn suốt đời tôi vẫn muốn gửi đến thầy. Thầy không chỉ là thầy giáo, mà còn là người cha thứ hai của tôi, là người bạn luôn thấu hiểu những tâm tư, suy nghĩ của tôi. Và cuộc đời tôi đã may mắn và hạnh phúc biết bao khi có thầy.
H.A (Nghệ An)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00