Các thách thức về SKSS/TD mà thanh niên toàn cầu đang phải đối mặt! Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Đại diện đoàn Việt Nam đến dự hội nghị và giám đốc điều hành UNFPA
tamsubantre.org - Mới đây Liên hợp quốc đã công bố có tới 43% dân số trên thế giới nằm trong độ tuổi dưới 25, trong đó có 1,8 tỷ vị thành niên và thanh niên trong độ tuổi từ 10 – 24 tuổi, 90% trong số này đang sống ở các nước đang phát triển nơi có mật độ dân cư cao.
Nhằm chuẩn bị cho quá trình đánh giá 20 năm việc thực hiện chương trình hành động dân số và phát triển (ICPD) tại các quốc gia và vùng lãnh thổ, diễn đàn thanh niên toàn cầu đã được tổ chức tại Bali, Indonesia trong vào đầu tháng 12 vừa qua với sự tham gia của gần 1000 đại biểu đến từ các cơ quan của Liên hợp quốc, cơ quan chính phủ, phi chính phủ và đặc biệt có sự góp mặt của hơn 600 thanh niên là đại diện mạng lưới thanh niên, nhà lãnh đạo trẻ từ hơn 130 quốc gia trên thế giới.
Tình dục, gia đình, quyền và chất lượng cuộc sống là một trong năm chủ đề chính được thảo luận tại hội nghị và thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu tham dự hội nghị. Các vấn đề này được đề cập và quy định trong rất nhiều các công ước quốc tế như: Công ước CEDAW (1979), Quyền trẻ em (1989), Tuyên bố và chương trình hành động về quyền con người 1993, ICPD (1994), Hội nghị phụ nữ toàn cầu (Bejing 1995), Chương trình hành động thanh niên toàn cầu (1995), Mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs 2000) và nhiều chương trình khác. Tuy nhiên, hiện nay vị thành niên và thanh niên trên giới giới đang phải đối mặt với ba vấn đề lớn bao gồm: Tiếp cận với giáo dục tình dục toàn diện, mang thai và kết hôn tuổi vị thanh niên và Quyền được tiếp cận với thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục, tiếp cận với các biện pháp tránh thai, nạo phá thai an toàn, phòng bệnh, chăm sóc và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục trong đó có HIV.
Chương trình giáo dục tình dục toàn diện (CSE) sử dụng cách tiếp cận dựa trên quyền, nhạy cảm giới nhằm tìm kiếm, trang bị cho thanh niên những kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị mà họ cần cho việc quyết định và hưởng thụ tình dục – thể chất và tâm lý ở cấp độ cá nhân và trong các mối quan hệ. Các bằng chứng chỉ ra rằng giáo dục tình dục toàn diện giúp làm tăng việc sử dụng các biện pháp tránh thai, tăng khả năng thương thuyết với bạn tình, tăng vị thế trong các mối quan hệ tình dục và làm giảm nguy cơ mang thai ngoài ý muốn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia vị thành niên và thanh niên vẫn đang gặp nhiều rào cản khi tiếp cận với các chương trình này, kể cả chính thức và không chính thức. Chương trình giáo dục tình dục chưa được đưa vào trong trường học và thừa nhận như một nội dung bắt buộc, trong đó có Việt Nam. Tình dục được coi là một điều cấm kị ở nhiều nước châu Phi cũng như nhiều nước Đông Á. Trong khi đó, ở các nước Tây Âu, giáo dục tình dục được thực hiện tương đối tốt. Trong khu vực Đông Nam Á, chủ đề giáo dục tình dục vẫn đang là đề tranh cãi và bị từ chối ở một số nước. Giáo dục tình dục cho vị thành niên, và thanh niên nên hay không? Giáo dục như thế nào và bằng cách nào? Ai sẽ người thực hiện chương trình này? Kết quả khảo sát của UNESCO, hơn 20 quốc gia có chương trình và luật về phòng chống HIV có đề cập đến chủ đề giáo dục tình dục. Tại Việt Nam, đã có chiến lược quốc gia về phát triển thanh niên và luật thanh niên. Tuy nhiên, việc thực hiện luật này hiệu quả vẫn đang là thách thức lớn với các bộ ban ngành.
Đây đang là một vấn đề nóng và thách thức ở nhiều quốc gia. Hiện tại hôn nhân đồng tính đã được chấp nhận tại 11 quốc gia và 10 vùng lãnh thổ. Tuy nhiên rất nhiều quốc gia khác đang kì thị và phân biệt đối xử với vấn đề này do các lý do liên quan đến tôn giáo, văn hóa. Mặc dù, tổ chức Y tế thế giới đã loại bỏ quan hệ tình dục đồng giới ra khỏi danh sách trong phân loại bệnh tật quốc tế tuy nhiên ở nhiều quốc gia, nhóm đối tượng này vấp phải sự kì thị, bạo lực và có ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của họ. Tại Việt Nam, nghiên cứu do Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) và ISEE thực hiện cũng đã đưa ra thực trạng này. Nhóm LGBT bị kì thị, phân biệt đối xử và thậm chí bạo lực bởi chính bạn bè, thầy cô giáo tại ngôi trường mình đang học. Một số ít trong số này bị buộc phải thôi học hoặc chuyển trường.
Trên thế giới, 1/5 số trẻ em gái mang thai dưới 18 tuổi. Ở nhiều nước, mang thai tuổi vị thành niên là nguyên nhân gây ra cái chết ở phụ nữ trẻ và trẻ em gái. Chương trình hành động ICPD các chương trình nhằm giảm tỉ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên. Một điểm quan trọng trong tỉ lệ mang thai tuổi vị thành niên là kết quả từ việc quan hệ tình dục không đồng thuận, kết hôn sớm, các thực hành có hại như hiếp dâm, lạm dụng tình dục. Điều này vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em gái – được quy định rõ trong nhiều công ước và luật pháp quốc tế. Đây là một thách thức đặt ra cho các quốc gia trong việc thực hiện mục tiêu MDG về giảm tỉ lệ tử vong mẹ. Quan hệ tình dục trước hôn nhân bị coi là điều cấm bị, bị kì thị và bị lên án ở rất nhiều quốc gia. Điều này góp phần làm gia tăng những kỳ thị và cản trở vị thành niên, thanh niên tiếp cận với các cơ sở và dịch vụ để tìm kiếm các biện pháp tránh thai và tình dục an toàn.
Nạo phá thai bị cấm ở nhiều quốc gia vì lí do tôn giáo. Thậm chí, nhóm vị thành niên và thanh niên không được phá thai dù đó là kết quả của hành vi tình dục không mong muốn như lạm dụng hoặc cưỡng bức. Các bạn phải tìm đến những cơ sở phá thai chui không đảm bảo chất lượng để thực hiện dịch vụ, dẫn đến nhiều hậu quả đau lòng đặc biệt là tử vong mẹ. Số lượng phụ nữ dưới 25 tuổi chiếm một nửa số ca tử vong do nạo phá thai – đó là hậu quả của nạo phá thai không an toàn. Tại Việt Nam, nạo phá thai là hợp pháp và không bị pháp luật ngăn cấm (dưới 22 tuần), tuy nhiên, nhiều vị thành niên nữ không tìm đến cơ sở y tế công để sử dụng dịch vụ này vì nhiều lí do, trong đó có việc thiếu tính thân thiện, an toàn và bí mật cho khách hàng. Các nghiên cứu và số liệu chỉ ra rằng, vị thành niên và thanh niên cảm thấy e ngại hay xấu hổ khi tiếp cận với các dịch vụ này. Thiếu sự hỗ trợ đối với nữ vị thành niên mang thai ngoài ý muốn. Các quan niệm về giới khiến cho nữ vị thành niên bị đổ lỗi và lên án nhiều hơn khi có quan hệ tình dục trước hôn nhân và mang thai ngoài ý muốn so với nam giới.
Đây là kết quả của quan hệ tình dục không an toàn, không mong muốn, đôi khi là kết quả của bạo lực, hiếp dâm đặc biệt là với nhóm vị thành niên nữ và trẻ em gái. Tỉ lệ lây truyền các bệnh qua đường tình dục ở Châu Phi và vùng Caribe cao hơn các khu vực khác trên thế giới do ở đây tuổi quan hệ tình dục lần đầu thấp hơn các khu vực khác, trung bình từ 10 -11 tuổi. Các kiến thức và hiểu biết liên quan đến vấn đề này còn thấp.
Đây là những thách thức đang đặt ra với các quốc gia, khu vực và đòi hỏi các quốc gia, khu vực cần có chiến lược và hành động kịp thời để giải quyết các vấn đề trên nhằm mang lại tương đẹp cho 43% dân số trên thế giới.
Nga Đinh
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tăng khả năng tình dục: 45 lời khuyên về các bài tập và loại thực phẩm Thứ Tư, 10/04/2024, 00:00
- Dirty talk là gì? Cách khẩu dâm tinh tế khi quan hệ tình dục Thứ Ba, 09/04/2024, 00:00
- LỢI ÍCH KHI QUAN HỆ BUỔI SÁNG ÍT NGƯỜI BIẾT! Thứ Tư, 20/03/2024, 00:00
- 9 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG VÙNG KÍN BỊ KHÔ BONG DA Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ ĐAU LƯNG KHÔNG - LÀM SAO ĐỂ KHẮC PHỤC? Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- SÙI MÀO GÀ KIÊNG ĂN GÌ VÀ NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHANH KHỎI? Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ GIẢM CÂN KHÔNG - NHỮNG TIẾT LỘ THÚ VỊ Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- Tình dục an toàn sau tuổi 50: ngăn ngừa các bệnh lý lây nhiễm Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục ở bệnh nhân ung thư: Những điều cần biết Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Đau là vấn đề thường gặp khi quan hệ tình dục sau sinh Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00