CẮT BAO QUY ĐẦU LÀ GÌ? CÓ NÊN CẮT KHÔNG? Thứ Năm, 23/03/2023, 11:00
Cắt bao quy đầu là hình thức can thiệp ngoại khoa điều trị một số bệnh lý ở đầu dương vật. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng phương pháp này. Để đảm bảo an toàn, chỉ cắt bao quy đầu khi có chỉ định của bác sĩ, đồng thời cần thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín.
Cắt bao quy đầu là gì?
Cắt bao quy đầu là một tiểu phẫu loại bỏ phần da thừa xung quanh bao quy đầu, giúp phần quy đầu có thể lộ hoàn toàn ra ngoài. Phương pháp này giúp loại bỏ sự tích tụ của những chất bẩn tại khu vực này, từ đó giúp phòng ngừa viêm nhiễm, nấm và những tác nhân gây bệnh khác xâm nhập. (1)
Cắt bao quy đầu không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe của người bệnh. Nam giới phục hồi nhanh khi được chăm sóc tốt và giữ vệ sinh bộ phận sinh dục kỹ.
2. Có nên cắt bao quy đầu không?
Hiện nay, theo nhiều chuyên gia, bao quy đầu có chức năng sinh lý của nó. Vì thế, có nhiều khuyến cáo không nên thực hiện cắt bao quy đầu như trước. Hẹp bao quy đầu ở trẻ là hiện tượng sinh lý bình thường, cần tránh những can thiệp không cần thiết. Do đó, ở người lớn và trẻ em, bệnh hẹp bao quy đầu khi không gây ra các vấn đề nghiêm trọng có thể không cần phẫu thuật. (2)
Ở trẻ lớn hoặc người lớn, hẹp da quy đầu nên được phân biệt với tình trạng dây thắng ngắn (dù cả 2 tình trạng này thường xuất hiện chung). Hẹp da quy đầu ở 2 nhóm đối tượng này nếu không có vấn đề nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định áp dụng các phương pháp không phẫu thuật gồm:
- Kem thoa steroid (0,1% betamethasone): Người bệnh thoa kem trong khoảng 4 – 6 tuần. Phương pháp này thường được chỉ định vì dễ áp dụng, giá thành rẻ, ít rủi ro, có hiệu quả cao.
- Nong da quy đầu bằng tay, bằng bong bóng hoặc một số dụng cụ khác: Lần đầu, bác sĩ sẽ thực hiện và hướng dẫn người bệnh các bước. Sau đó, người bệnh sẽ tự thực hiện tại nhà. Ưu điểm của phương pháp này là nhẹ nhàng, không gây sang chấn cho người bệnh.
Đối với các trường hợp bôi thuốc không hiệu quả và bao quy đầu vẫn hẹp, da quy đầu căng phồng khi tiểu hoặc viêm bao quy đầu tái phát nhiều lần, có nhiễm trùng tiểu, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định cắt da quy đầu.
Khi nào cần cắt bao quy đầu?
Nếu người bệnh xuất hiện một số bất thường ở phần da quy đầu, cắt bao quy đầu sẽ là phương pháp cuối cùng, sau khi đã áp dụng những phương pháp bảo tồn và không xâm lấn khác nhưng đều không hiệu quả. Ngoài ra, phương pháp này còn được áp dụng cho trẻ lớn và thành niên, ít khi áp dụng cho trẻ quá nhỏ, ngoại trừ các trường hợp bị khó tiểu và viêm nhiễm nghiêm trọng. Các triệu chứng bất thường ở bao quy đầu gồm:
- Bao quy đầu dài: Đây là tình trạng da bao quy dài quá mức, bao trùm toàn bộ dương vật, rất khó lật được lớp da bao quy đầu xuống tự nhiên, không để lộ ra đầu dương vật kể cả trong trạng thái bình thường lẫn cương cứng (đối với trẻ dậy thì).
- Hẹp bao quy đầu: Đây là tình trạng sinh lý bình thường và phổ biến ở trẻ sơ sinh. Vì thế, phụ huynh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, với trường hợp trẻ đã lớn mà bao quy đầu vẫn hẹp hoặc trường hợp trẻ nhỏ nhưng đi tiểu khó khăn và hay bị viêm nhiễm, hẹp bao quy đầu lại được xem là bệnh lý.
- Nghẹt bao quy đầu: Đây là tình trạng miệng bao quy đầu quá nhỏ hẹp, thậm chí là phần da bao quy đầu dính luôn với đầu dương vật, gây tắc nghẽn lưu thông máu tại phần quy đầu. Bệnh thường xuất hiện sau khi trẻ bị hẹp bao quy đầu nhưng được phụ huynh tự nong cho bé sai cách.
- Viêm bao quy đầu: Các trường hợp viêm bao quy đầu tái phát nhiều lần có thể được chỉ định cắt bao quy đầu, tránh tình trạng viêm nhiễm tiến triển nghiêm trọng.
Những bệnh lý trên có thể dẫn đến các bệnh nam khoa khác vô cùng nguy hiểm mà bé có thể mắc phải sau này như xuất tinh sớm, viêm nhiễm dương vật, viêm niệu đạo, thậm chí là ung thư dương vật. Vì thế, cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng là nên chủ động đưa trẻ đi khám và tiến hành điều trị các bệnh lý ở bao quy đầu theo chỉ định từ bác sĩ.
Ưu điểm khi cắt bao quy đầu
- Dễ dàng vệ sinh vùng kín: Phần da thừa ở quy đầu được cắt bỏ sẽ giúp loại bỏ hết vi khuẩn và cặn bẩn tích tụ tại đầu dương vật.
- Hạn chế nguy cơ viêm nhiễm: Bộ phận sinh dục luôn được giữ vệ sinh và trong tình trạng khô thoáng, sạch sẽ cũng làm giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống sau này: Việc cắt da quy đầu không ảnh hưởng tới chức năng tình dục. Ngược lại, việc hẹp bao quy đầu bẩm sinh có thể khiến dương vật nhỏ và ngắn hơn bình thường, gây đau rát khi quan hệ tình dục và dễ xuất tinh sớm.
- Giảm nguy cơ vô sinh, ung thư dương vật: Những bệnh lý ở bao quy đầu cũng là một trong những tác nhân gây hoại tử, ung thư dương vật hoặc vô sinh hiếm muộn ở nam giới sau này.
- Giảm nguy cơ nhiễm HIV: Cắt bao quy đầu có thể giảm một phần nguy cơ nhiễm HIV và những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở người lớn.
Quy trình thực hiện cắt bao quy đầu
1. Sát khuẩn khu vực cần thực hiện thủ thuật
- Người bệnh được vệ sinh toàn bộ dương vật bằng dung dịch sát khuẩn.
- Bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau tĩnh mạch tại bao quy đầu để giảm cảm giác đau đớn khi tiến hành cắt bao quy đầu.
2. Thực hiện thủ thuật
- Bác sĩ định hình vết cắt bao quy đầu bằng cách sử dụng kìm y tế để tách vùng da bao quy đầu bị dính với dương vật và đánh dấu giới hạn điểm cần cắt bao quy đầu.
- Sử dụng dao cắt cầm máu và những dụng cụ y tế khác để loại bỏ lớp da thừa tại bao quy đầu, cần cẩn trọng không gây tổn thương tới vùng khoái cảm.
- Nhanh chóng thực hiện cầm máu, tránh để người bệnh bị mất quá nhiều máu trong quá trình tiểu phẫu.
- Tiến hành khâu vết thương, vết cắt bao quy đầu được khâu lại bằng chỉ tự tiêu. Điều này giúp đảm bảo tính thẩm mỹ, không để lại sẹo cho nam giới.
- Dùng gạc y tế quấn quanh vết thương để cầm máu, bảo vệ vết khâu.
Những lưu ý sau khi cắt bao quy đầu
1. Phục hồi ở trẻ em
Sau khi làm thủ thuật, trẻ có thể quấy khóc. Bác sĩ hoặc y tá sẽ hướng dẫn bạn cách giảm bớt khó chịu cho bé. Thời gian lành vết cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là khoảng 7 – 10 ngày.
Dương vật hơi đỏ hoặc thâm tím trong vài ngày sau khi cắt bao quy đầu là điều bình thường. Phụ huynh có thể vệ sinh dương vật và thay băng sau mỗi lần thay tã cho bé. Nới lỏng tã để tạo khoảng trống vừa phải, giúp đầu dương vật lành lại.
Liên lạc ngay với bác sĩ nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
- Quấy khóc dai dẳng
- Đau tăng.
- Gặp nhiều khó khăn khi tiểu.
- Sốt.
- Tình trạng mẩn đỏ hoặc sưng tấy tăng.
- Chảy máu dai dẳng.
2. Phục hồi ở người lớn
Bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc vết mổ và giảm đau cho người bệnh. Nam giới chỉ nên quay trở lại công việc và các hoạt động hàng ngày khi cảm thấy thoải mái. Tránh tập thể dục gắng sức, chẳng hạn như chạy bộ hoặc nâng tạ, trong bốn tuần đầu tiên khi hồi phục hoặc cho đến khi bác sĩ cho phép.
Đi bộ là vận động phù hợp trong quá trình hồi phục của bạn. Cố gắng đi lại nhiều hơn một chút so với thường ngày
Bạn cũng nên tránh hoạt động tình dục trong sáu tuần sau thủ thuật. Thực hiện theo các hướng dẫn từ bác sĩ về các hoạt động tình dục.
Liên lạc ngay với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
- Đau tăng.
- Khó tiểu
- Chảy máu
- Dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, mẩn đỏ, sưng tấy hoặc chảy dịch.
Nguồn Tâm Anh Hospital
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Hãy yêu bản thân hơn yêu chồng Thứ Hai, 20/03/2023, 20:00
- Bạn gái muốn chia tay vì tôi định nghỉ hưu trước 40 tuổi Thứ Hai, 20/03/2023, 17:00
- Không đồng ý cho chồng cũ và bạn gái anh gặp con tôi Thứ Hai, 20/03/2023, 16:00
- Mẹ chồng nói từ sáng sớm đến đêm khuya Thứ Hai, 20/03/2023, 16:00
- Mẹ chồng tương lai đòi sống chung với chúng tôi Thứ Hai, 20/03/2023, 15:00
- Chồng biến thành người... vô tính Thứ Năm, 16/03/2023, 17:00
- Góc khuất người vô tính Thứ Năm, 16/03/2023, 16:00
- Quan hệ với người cũ dù em có bạn trai mới Thứ Năm, 16/03/2023, 16:00
- 'Vỡ mộng' freelancer Thứ Năm, 16/03/2023, 15:00
- Body shaming là gì? Thứ Hai, 13/03/2023, 19:00
- Asexual là gì? Những thông tin liên quan đến Asexual Thứ Hai, 13/03/2023, 16:00
- Thực trạng body shaming ở Việt Nam? Thứ Hai, 13/03/2023, 16:00