CẦN LÀM GÌ KHI BỊ BẠO LỰC TÌNH DỤC? Thứ Tư, 06/03/2024, 00:00
(Ảnh: internet)
Bạo lực tình dục là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng và có ảnh hưởng sâu sắc hoặc dài hạn đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của nạn nhân. Vậy bạo lực tình dục là gì và làm thế nào để phòng tránh được, các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
1. Bạo lực tình dục là gì?
Bạo lực tình dục (bạo hành tình dục) là bất kỳ hành vi ép buộc hay thao túng một người thực hiện hoạt động tình dục mà không có sự đồng ý của người đó hoặc khi một người không thể đồng ý vì tuổi tác, khuyết tật, mức độ say xỉn hoặc các lý do khác.
2. Các hình thức của bạo lực tình dục
Bạo lực tình dục có nhiều hình thức khác nhau và được diễn ra trong những tình huống khác nhau:
- Tấn công tình dục: cưỡng hiếp hoặc cố gắng cưỡng hiếp; vuốt ve, đụng chạm tình dục không mong muốn; ép buộc nạn nhân thực hiện hành vi tình dục, như quan hệ tình dục bằng miệng hoặc thâm nhập.
(Ảnh: internet)
- Quấy rối tình dục: bàn luận, trêu đùa, hỏi han, nhìn có mục đích tình dục mang tính lặp lại, đụng chạm tình dục khi chưa có sự cho phép của nạn nhân, bao gồm cả việc đòi hỏi quan hệ tình dục để đổi lấy sự ưu ái
- Lạm dụng tình dục ở nhiều đối tượng khác nhau như trẻ em, người khuyết tật,…
- Những hành vi khiếm nhã (sờ mó, mơn trớn, chứng kiến thủ dâm hoặc ép thủ dâm)
- Theo dõi những hành động riêng tư của người khác nhưng chưa được sự cho phép hoặc người này không hề hay biết. Để lộ bộ phận sinh dục hoặc cơ thể trần truồng của mình cho (những) người khác mà không có sự đồng ý. Thủ dâm nơi công cộng.
- Ép buộc sống thử, kết hôn, cưỡng ép sinh con…
- Không sử dụng các biện pháp ngừa thai hay những phương pháp phòng ngừa một số bệnh có thể lây qua đường tình dục.
- Ép buộc phụ nữ phá thai, ép buộc kiểm tra trinh tiết của người phụ nữ,…
- Hành vi mại dâm, bóc lột tình dục.
- Cưỡng ép xem sách báo/ phim/ hình ảnh khiêu dâm. Quấy rối, đe dọa, bóc lột tình dục bằng cách đánh cắp, phát tán những nội dung kỹ thuật số, bao gồm hình ảnh, video, tin nhắn, bài đăng,… mà chưa có sự đồng ý.
3. Nạn nhân của bạo lực tình dục là những ai?
Bất cứ ai và ở lứa tuổi nào cũng có nguy cơ là nạn nhân của bạo lực tình dục. Tuy nhiên, nhóm phụ nữ, trẻ em gái, trẻ em trai, người khuyết tật thường là những người bị các hành vi bạo lực tình dục. Trong đó, phụ nữ là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bạo lực tình dục. Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy, cứ ba phụ nữ thì có một phụ nữ (32%) bị chồng bạo lực thể xác và/hoặc bạo lực tình dục trong đời. Đáng chú ý, 4,4% phụ nữ cho biết họ từng bị lạm dụng tình dục trước tuổi 15.
(Ảnh: molisa.gov.vn)
4. Thủ phạm gây bạo lực tình dục là ai?
Thủ phạm của bạo lực tình dục có thể là vợ / chồng, người quen, bạn bè, họ hàng, thành viên gia đình hoặc người lạ. Họ có thể sử dụng bạo lực, đe dọa, ép buộc, thao túng hoặc các hình thức gây áp lực hoặc lừa dối khác để thực hiện hành vi này.
Hiện nay, thói quen xem phim khiêu dâm cũng khiến cho nhiều nam giới có xu hướng bạo lực trong tình dục. Nhiều bà vợ cho biết, họ sợ hãi, khó chịu khi đối tác thực hiện những hành vi bạo lực trong mỗi “cuộc yêu”. Thậm chí, một nghiên cứu được công bố trên tờ Elles Rose Surnow năm 2016 còn cho biết, nhiều phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 30 tỏ ra sợ hãi vì đối tác thực hiện hành vi bóp cổ khi “yêu”.
5. Hành vi bạo lực tình dục có vi phạm pháp luật không?
Câu trả lời là: CÓ.
Bạo lực tình dục là sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà người có hành vi bạo lực tình dục bị xử lý bằng các biện pháp chế tài khác nhau theo quy định pháp luật (bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc các chế tài hình sự). Đối với hình thức bạo lực tình dục, rất nhiều dạng của bạo lực đã được phản ánh là tội phạm trong Bộ luật hình sự như hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô, giao cấu với trẻ em, khiêu dâm. Bộ luật Hình sự hiện hành của Việt Nam (có hiệu lực từ 2017) quy định trên 10 điều về các tội phạm về bạo lực tình dục và có liên quan gồm tội hiếp dâm; tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; tội cưỡng dâm; tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; tội dâm ô với người dưới 16 tuổi; tội mua bán người; tội chứa mại dâm;…
6. Bạo lực tình dục có thể gây ra những hậu quả như thế nào?
Bạo lực tình dục có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào và để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe, tình cảm và tâm lý của nạn nhân.
- Hậu quả về sức khỏe thể chất: bị thương tích/chấn thương trên cơ thể, nhiều trường hợp ảnh hưởng vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn khi nạn nhân có sức khỏe yếu và người khuyết tật.
- Hậu quả về các vấn đề sức khỏe sinh sản: nguy cơ mang thai ngoài ý muốn; nguyên nhân gây ra tình trạng sinh non, sảy thai; nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới và nhiễm phải một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, phổ biến nhất là bệnh HIV, lậu, giang mai, viêm gan B, sùi mào gà,…
- Hậu quả về sức khỏe tâm thần: nạn nhân của bạo hành tình dục bị ám ảnh trong nhiều năm, thường xuyên gặp ác mộng, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống,…
(Ảnh: internet)
Trên thực tế, rất nhiều phụ nữ có tâm lý giấu kín vấn đề này nhưng luôn sống trong sợ hãi. Họ cũng không thể chạy trốn vì sợ bị trả thù, sợ gặp phải những khó khăn về kinh tế, sợ mất quyền nuôi con,… Cảm giác tội lỗi, mặc cảm và những ám ảnh trong quá khứ cũng khiến nạn nhân rơi vào bế tắc, tăng nguy cơ trầm cảm có thể dẫn đến tự sát hay liên quan đến vụ giết người. Có đến 40% nạn nhân nghĩ tới việc tìm đến cái chết sau khi bị bạo hành, trong đó có những người tự tử không thành. Điều này cho thấy rằng, nhiều nạn nhân không chết vì xâm hại tình dục nhưng lại chết vì không thể chịu nổi sự đổ lỗi, những lời nói ác ý của mọi người xung quanh.
- Hậu quả xã hội: Bạo lực tình dục cũng gây ra tác động xã hội tới nạn nhân. Bạo lực tình dục đồng thời gây ra nhiều hành vi nguy hại tới sức khỏe. Một số nhà nghiên cứu coi các hành vi sức khỏe sau vừa là hậu quả của bạo lực tình dục vừa là nhân tố khiến nạn nhân dễ tổn thương hơn và có nguy cơ tiếp tục trở thành nạn nhân trong tương lai: Bị cuốn vào các hành vi tình dục nguy hiểm; quan hệ không có biện pháp bảo vệ; quan hệ tình dục lần đầu sớm; chọn bạn tình không an toàn; có nhiều bạn tình; trao đổi tình dục lấy thức ăn, tiền và các vật dụng khác.
7. Phải làm gì khi bị bạo lực tình dục?
Nạn nhân của bạo lực tình dục cần hiểu được là họ không có lỗi và chắc chắn luôn có người sẵn sàng giúp đỡ. Dưới đây là một số gợi ý, hướng dẫn dành cho nạn nhân tìm đến sự giúp đỡ của mọi người xung quanh khi bị bạo lực tình dục:
- Hãy chia sẻ những vấn đề của bạn với người mà bạn thực sự tin tưởng để được giúp đỡ. Đó có thể là người thân, bạn bè hoặc cán bộ địa phương,…
- Khi những hành vi bạo lực tình dục khiến bạn gặp phải chấn thương, bạn nên đi khám sức khỏe. Trong trường hợp nghi ngờ mình đã mang thai hoặc mắc phải một số bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục thì cần đi khám ngay lập tức.
- Phụ nữ bị bạo hành tình dục cũng nên tìm đến các chuyên gia tâm lý để được tư vấn, hướng dẫn về các liệu pháp điều trị giúp chị em có thể tránh khỏi nỗi ám ảnh và những rối loạn tâm lý.
- Liên hệ tới các cơ quan, tổ chức hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo hành, xâm hại tình dục tại các tỉnh trên toàn quốc. Bạn có thể tìm thấy thông tin liên lạc tại đây.
8. Để phòng tránh bạo lực tình dục cần làm gì?
Mỗi người trong xã hội cần có trách nhiệm ngăn chặn hành vi bạo lực tình dục.
- Trang bị kiến thức về phòng chống bạo lực tình dục cho các nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật) để họ có thể nhận biết được các dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy ra với bản thân cả trong cuộc sống thực tế và trên mạng xã hội.
- Hướng dẫn các kỹ năng, quy tắc an toàn, hướng dẫn trẻ em có thể phát triển và có những mối quan hệ xã hội lành mạnh ngoài đời sống và trên mạng xã hội: quy tắc 5 ngón tay, giáo dục giới tính/ các vùng đồ bơi, cách tránh người lạ mặt cho trẻ em,…
- Hướng dẫn cách ứng xử cần thiết khi bị rơi vào tình huống bị bạo lực tình dục.
- Giáo dục về bình đẳng giới, truyền thông về luật phòng chống bạo lực tình dục,… cũng là những phương pháp cần thiết và có thể mang lại những hiệu quả thiết thực.
Xem thêm: Tài liệu phòng, chống bạo lực tình dục cho phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật
Xem video: Bạo hành trong mối quan hệ tình cảm (Nguồn: giaoducgioitinhvietnam.com)
TSBT tổng hợp
Nguồn: tgpl.moj.gov.vn; medlatec.vn; hellobacsi.com; atvp.org;
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 1 Thứ Ba, 02/07/2024, 00:00
- 4 lý do tại sao mang thai trước hôn nhân có thể không phải là ý tưởng tốt nhất Thứ Hai, 01/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Những kiểu cha mẹ không thể nuôi con hiếu thảo Thứ Năm, 29/02/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu của cha mẹ chưa trưởng thành Thứ Năm, 29/02/2024, 11:00
- Tiếp phần 2 : Ngôn ngữ Gen Z là gì? Vì sao lại có? Chủ Nhật, 25/02/2024, 06:00
- Ngôn ngữ Gen Z là gì? Vì sao lại có? Chủ Nhật, 25/02/2024, 00:00
- Người bạn qua mạng này lại giúp tôi thoát ra khỏi mối quan hệ độc hại. Thứ Sáu, 16/02/2024, 12:00
- Lần đầu trong mối quan hệ "qua đường" Thứ Sáu, 16/02/2024, 09:00
- Hiệu ứng cửa sổ "vỡ" trong tình yêu Thứ Năm, 15/02/2024, 14:00
- Tình bạn cong - thẳng và những điểm cộng không phải ai cũng biết Thứ Sáu, 02/02/2024, 13:00
- Ba lý do con cái không thành công khi trưởng thành Thứ Năm, 01/02/2024, 12:00
- 3 cách chữa lành những tổn thương tâm lý Thứ Năm, 01/02/2024, 12:00
- Khen trẻ thế nào để con lớn lên tự tin và thành công? Thứ Năm, 01/02/2024, 10:00
- Laws of Detachment: Cách buông bỏ để thấy đời dễ thở hơn Thứ Sáu, 26/01/2024, 11:00