3 cách chữa lành những tổn thương tâm lý Thứ Năm, 01/02/2024, 12:00
Dù biết thất bại là điều tất yếu trong cuộc sống, nhưng con người vẫn khó tránh khỏi đau đớn và suy sụp mỗi khi vấp ngã, đặc biệt là với người trong độ tuổi 20-30.
Thất bại đem đến những cảm giác rất tồi tệ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần, thậm chí trở thành nguy cơ cao gây trầm cảm. Ngược lại, những người bị trầm cảm không ngừng suy nghĩ về sự thất bại và tự coi bản thân là kẻ thất bại, vô dụng để rồi chìm đắm trong những cảm xúc tiêu cực ấy. Nó đã trở thành một vòng luẩn quẩn không hồi kết.
Nhưng chẳng có ai sống mà chưa từng thất bại; nên việc phục hồi tinh thần, lấy lại sự kiên cường chính là chìa khóa của vấn đề. Xu hướng tìm về bản thân thay vì cứ mãi thể hiện mình không chỉ giúp người trẻ mạnh mẽ đối diện với thất bại, mà còn có thể vượt qua những nỗi đau trong quá khứ, thậm chí là vững vàng hơn trước những sóng gió của tương lai.
Khả năng phục hồi và lấy lại tinh thần của chúng ta phụ thuộc vào 3 điều sau: lòng tự trọng (là cách người trẻ đánh giá hoặc nhìn nhận bản thân), trạng thái linh hoạt (là hướng sự tập trung vào một mục tiêu mới thay vì cứ mãi quẩn quanh trong nỗi đau) và cuối cùng là khả năng điều tiết cảm xúc (là sức chịu đựng và cách người trẻ giải quyết nỗi buồn).
Mặc dù khả năng phục hồi có thể là bản năng vốn có ở mỗi cá nhân, nhưng vẫn có một số giải pháp chung. Dưới đây là 3 cách có thể giúp bạn trở nên vững vàng trước khó khăn, thất bại trong cuộc sống:
Tăng cường sự vận động
Tập thể dục thường được biết như cách để tăng cường thể chất nhưng cũng là một trong những điều quan trọng trong việc giúp chúng ta xây dựng khả năng phục hồi tinh thần.
Nghiên cứu đã phát hiện ra những bài tập thể dục nhịp điệu hay tập luyện sức bền đều có tác động tích cực không nhỏ tới tinh thần của con người.
Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, các hoạt động như: chạy, đi bộ, đạp xe ngoài trời... cải thiện đáng kể sức khỏe tâm lý và giúp bản thân có cái nhìn tích cực hơn về bản thân.
Viết nhật ký
Một điều khác mà các nhà khoa học khuyến khích người trẻ thử làm là viết nhật ký. Hoạt động này có thể giúp xoa dịu những căng thẳng trong cuộc sống. Khi bạn trút bầu tâm sự vào trang nhật ký, bản thân sẽ giải phóng được những cảm giác thất vọng, tức giận và sự buồn bã từ những thất bại.
Nếu không biết bắt đầu từ đâu, hãy thử viết về lòng biết ơn, về những điều mang lại cho bạn niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống. Nghiên cứu cho thấy điều này cải thiện tâm lý rất tốt, vì bày tỏ lòng biết ơn có ý nghĩa quan trọng để có được một tinh thần lạc quan cùng với tình yêu thương, sự tin tưởng, hy vọng và giúp các mối quan hệ được bền chặt hơn.
Mỗi ngày viết ra 3 điều mà bạn cảm thấy biết ơn chính là một thói quen tốt. Khi đối mặt với thất bại, bạn sẽ nhìn vào đó như những động lực mạnh mẽ để bản thân tự tin bước về phía trước và kiên cường hơn trước những khó khăn.
Đón nhận sự giúp đỡ từ bạn bè, người thân
Không chỉ gia đình, người thân mà cả những mối quan hệ xã hội, bạn bè cũng góp phần không nhỏ trong việc điều chỉnh cảm xúc, xây dựng khả năng phục hồi tinh thần.
Một người khi nếm mùi thất bại có thể trải qua cảm giác thất vọng, đau đớn. Việc mở lòng chia sẻ với gia đình, người yêu hoặc với người bạn thân sẽ giúp người trẻ nhận được những lời khuyên chân thành để chữa lành những vết thương trong tâm hồn. Sự giúp đỡ, hỗ trợ về mặt tinh thần này cực kỳ cần thiết để bản thân có thể được phục hồi nhanh chóng sau những tổn thương.
Có rất nhiều cách để trải lòng với những người xung quanh. Nếu bạn cảm thấy ngại ngùng khi nói chuyện trực tiếp, hãy gửi tâm tư qua những dòng tin nhắn. Hãy chia sẻ những chuyện bạn đã trải qua, tìm ra những lý do khiến bạn thất bại. Chỉ khi biết được mình sai ở đâu mới có thể tiến lên phía trước. Chắc chắn rằng, việc nói ra được cảm xúc của bản thân sẽ tốt hơn là giữ ở trong lòng.
Mặc dù không thể hoàn toàn tránh khỏi những thất bại, nhưng việc xây dựng khả năng phục hồi về mặt tinh thần có thể giúp bạn kiên cường và vượt qua nó dễ dàng hơn mỗi khi điều tồi tệ ấy xảy đến.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 1 Thứ Ba, 02/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Khen trẻ thế nào để con lớn lên tự tin và thành công? Thứ Năm, 01/02/2024, 10:00
- Laws of Detachment: Cách buông bỏ để thấy đời dễ thở hơn Thứ Sáu, 26/01/2024, 11:00
- 9 bài tập thể dục trong ngày đèn đỏ giúp bạn dễ chịu hơn Thứ Sáu, 19/01/2024, 13:00
- Tết cận kề lo nhất điều gì?: Áp lực câu hỏi 'khi nào cưới ?' Thứ Sáu, 19/01/2024, 10:00
- BIỂU HIỆN TRẦM CẢM Ở MỨC ĐỘ NHẸ VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ Thứ Năm, 18/01/2024, 13:00
- NHỮNG PHƯƠNG PHÁP PHÙ HỢP TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ BỆNH NHÂN UNG THƯ Thứ Năm, 18/01/2024, 13:00
- BÀI TẬP CHỮA RỐI LOẠN LO ÂU HIỆU QUẢ VÀ DỄ THỰC HIỆN Thứ Năm, 18/01/2024, 12:00
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ BỆNH NHÂN UNG THƯ Thứ Năm, 18/01/2024, 12:00
- Chuẩn bị tâm lý khi cưới chồng xa Thứ Sáu, 12/01/2024, 15:00
- Tết cận kề lo nhất điều gì: Đầu tiên là tiền đâu? Thứ Sáu, 12/01/2024, 14:00
- 7 điều nên nhớ khi tập luyện trong giai đoạn mãn kinh Thứ Sáu, 12/01/2024, 13:00
- 6 điều nên làm để sống trẻ, khỏe ngoài tuổi 30 Thứ Sáu, 12/01/2024, 12:00