Bi?t tranh c?i đ? hôn nhân khô Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Cãi vã trong hôn nhân là một trải nghiệm lành mạnh và tự nhiên với hầu hết các cặp vợ chồng. Nhưng bạn không nên quá lo lắng, điều quan trọng là cả hai cần phải được tạo điều kiện cần thiết để cùng được nói ra những cảm xúc và suy nghĩ về vợ/chồng mình và cùng giải quyết một cách tích cực nhất.
Bất cứ cuộc hôn nhân nào cũng phải đối mặt với những bất đồng nào đó, dù ít dù nhiều, song cần phải khẳng định ngay, không nên để cho những bất đồng đó phá hỏng đời sống vợ chồng. Nếu bạn đã từng có cảm giác sợ tranh cãi vì lo ảnh hưởng tới mái ấm hạnh phúc của mình thì bạn không phải là người duy nhất có tâm trạng như vậy. Tuy nhiên, trở thành một người nín nhịn mọi chuyện khác xa với một cá nhân luôn biết rõ về những nhu cầu và mong muốn cần được đáp ứng của mình.
Nam giới và nữ giới có những cách nói chuyện khác nhau và vì vậy thường dễ nảy sinh hiểu lầm giữa hai người. Hiểu rằng việc phải đối diện với những rắc rối trong cuộc sống vợ chồng là điều bình thường sẽ giúp bạn không quá lo lắng khi những tình huống khó khăn nảy sinh. Nếu trao đổi với các bạn bè của mình, bạn sẽ thấy cặp vợ chồng nào cũng có lúc “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt”. Điều quan trọng là bạn hãy tìm hiểu cách thức họ tranh cãi với nhau như thế nào để giải quyết mâu thuẫn mà không làm tổn hại đến hạnh phúc gia đình.
Một cặp vợ chồng gắn bó với nhau khi có những vấn đề không thống nhất luôn hiểu rằng dù gì đi chăng nữa họ cũng sẽ vượt qua mâu thuẫn đó. Và khi không còn quá lo lắng về chuyện những cãi vã có thể dẫn tới cảnh “tan đàn xẻ nghé” thì cả hai đều cảm thấy thoải mái, cởi mở hơn, sẵn sàng chia sẻ những cảm xúc và suy nghĩ thực sự của mình. Không gì làm tổn hại đời sống vợ chồng hơn việc cả hai cứ khư khư giữ mãi trong lòng mình những ấm ức, khó chịu.
Việc tranh cãi còn dẫn tới hệ quả xấu nếu cả hai vợ chồng cùng la réo tên nhau và chì chiết, đổ lỗi cho nhau. Để tránh điều này xảy ra, bạn nên liệt kê sẵn trong đầu một số quy tắc cần tuân thủ khi tranh luận, cãi vã để tránh đụng chạm tới những điểm nhạy cảm của phía bên kia. Chẳng hạn, nếu bạn biết người ấy rất khó chịu nếu bạn chê người ấy là người lười biếng thì dù trong trường hợp nào, nhất thiết bạn không được lôi điều đó ra để buộc tội người ấy, ngay cả khi điều đó là sự thật. Thay vì điều này, bạn nên chỉ ra cụ thể những hành vi nào của người ấy khiến bạn không thích.
Bất cứ khi nào có thể, bạn nên dùng cách nói từ quan điểm cá nhân mình, dùng đại từ nhân xưng “tôi” để nói về cảm giác của mình thay vì cách nói về “anh/cô”. Chẳng hạn nếu bạn cảm giác vợ mình dạo này không mấy quan tâm đến bạn, bạn có thể nói với cô ấy, “Anh rất buồn là mỗi khi về nhà anh thấy nhà vắng tanh, chẳng có ai cả”. Cách nói này sẽ kéo hai người lại gần nhau trong những tâm trạng thực.
Bạn càng giữ lâu những điều khó chịu trong lòng thì tình hình sẽ càng trở nên tồi tệ. Tốt nhất là ngay với những vấn đề bạn cảm thấy không hài lòng thì bạn có thể nói ngay ra một cách điềm đạm nhất có thể. Giải pháp này sẽ giúp bạn quên ngay những điều làm bạn khó chịu vì được giải toả tâm trạng ngay lập tức.
Đừng bao giờ so sánh vợ (chồng) của bạn với người tình cũ. Điều này hoàn toàn không đúng đắn và thoả đáng chút nào, nó chỉ đẩy vợ (chồng) bạn vào tâm lý phòng thủ mà thôi. Hãy tôn trọng vợ (chồng) bạn và người ấy sẽ cư xử lại với bạn như vậy.
Ngay cả trong trường hợp bạn biết mình đúng 100% thì chắc chắn sẽ luôn có vài phần trăm thuộc về trách nhiệm của bạn. Vì vậy không thể một mực đổ lỗi cho người ấy. Biết nhận về mình phần lỗi, bạn sẽ khiến người ấy tự nguyện chia sẻ trách nhiệm với bạn trong mâu thuẫn xảy ra giữa hai người.
Nếu bạn đã thử vận dụng mọi phương pháp bạn biết mà vẫn cảm thấy những mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình bạn vẫn chưa được giải quyết thì có lẽ đã đến lúc bạn nên nhờ tới sự giúp đỡ của bên thứ ba. Hãy thử xem bạn và vợ bạn có thể nhờ một người bạn trung lập nào đó giúp hai người vượt qua giai đoạn khó khăn hay không. Ngoài ra thì đoàn thể và các dịch vụ tư vấn tâm lý hạnh phúc gia đình cũng có thể giúp ích cho các bạn.
Đỗ Dương (Theo Essortment)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00