Giao diện tiếp cận

Bệnh xoắn tinh hoàn có nguy hiểm không? Thứ Hai, 29/07/2019, 18:27

Bệnh xoắn tinh hoàn có nguy hiểm không?

Ảnh minh họa: Internet

Bình thường, tinh hoàn được cố định chắc chắn ở trong bìu, khi các điểm cố định này trở nên lỏng lẻo (thường liên quan đến cả 2 tinh hoàn), gây nên tình trạng xoắn thừng tinh. Đó là bệnh xoắn tinh hoàn.

Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên. Nếu không được điều trị sớm, nó có thể gây vô sinh.

Xoắn tinh hoàn là gì?

Xoắn tinh hoàn xảy ra khi thừng tinh (bộ phận cung cấp lưu lượng máu đến tinh hoàn) bị vặn và xoắn. Xoắn tinh hoàn gây ra tình trạng cắt đứt nguồn cung cấp máu cho tinh hoàn, khiến người bệnh bị đau đột ngột và sưng.

Xoắn tinh hoàn cần được phẫu thuật ngay lập tức để bảo vệ tinh hoàn. Nếu xoắn tinh hoàn không được can thiệp sau một vài giờ, nó có thể gây tổn hại vĩnh viễn tinh hoàn, và một tinh hoàn bị hỏng bắt buộc phải loại bỏ. Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra với nam giới ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở 10 - 25 tuổi. Sau 25 tuổi thì tỷ lệ mắc chỉ còn là 1/4000.

Mức độ xoắn cũng có thể dao động từ 180o (xoắn nửa vòng) đến 720o (xoắn 2 vòng). Mức độ xoắn cũng ảnh hưởng đến tốc độ bị phá hủy của tinh hoàn. Theo nguyên tắc chung, nếu được can thiệp sau 6 giờ, tỷ lệ bảo vệ được tinh hoàn là 90%; sau 12 giờ, tỷ lệ này giảm xuống 50%; sau 24 giờ, khả năng giữ lại được tinh hoàn chỉ còn 10%.

Nguyên nhân gây ra xoắn tinh hoàn?

Các bìu là bao da dưới dương vật. Bên trong bìu là tinh hoàn. Mỗi tinh hoàn được kết nối với phần còn lại của cơ thể bằng một mạch máu gọi là thừng tinh. Xoắn tinh hoàn xảy ra khi một thừng tinh bị xoắn, cắt đứt dòng chảy của máu đến tinh hoàn.

Hầu hết các trường hợp xoắn tinh hoàn xảy ra ở những người có một tình trạng gọi là bell clapper deformity (tạm dịch là dây chuông biến dạng). Ở nam giới, tinh hoàn được gắn vào bìu khiến chúng được cố định và ít bị xoay. Với những người có dị dạng, tinh hoàn không được cố định, có thể di chuyển và xoay trong bìu dễ gây ra hiện tượng xoắn.

Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra sau khi tập thể dục hoặc làm việc vất vả, trong khi ngủ, hoặc sau một chấn thương bìu. Rất nhiều trường hợp đã được thống kê, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa xác định được những nguyên nhân rõ ràng.

benh xoan tinh hoan co nguy hiem

Các triệu chứng của tinh hoàn xoắn là gì?

Khi bị xoắn tinh hoàn, người bệnh rất dễ nhận ra triệu chứng của nó. Họ sẽ cảm đau đột ngột, có thể đau dữ dội ở bên bìu có chứa tinh hoàn bị xoắn. Cơn đau có thể lúc tăng lúc giảm nhưng nhìn chung sẽ không biến mất hoàn toàn. Các triệu chứng khác bao gồm:

- Sưng một bên bìu
- Buồn nôn và nôn
- Đau bụng
- Một bên tinh hoàn cao hơn tinh hoàn khác
- Sốt, chóng mặt
- Tiểu dắt
- Có lẫn máu trong tinh dịch

Ở trẻ sơ sinh, xoắn thừng tinh có các biểu hiện sức khỏe: trẻ sinh ra đã thấy một tinh hoànto, không đau, sờ thấy rắn đều, da ở bìu đỏ sẫm hoặc nhợt, mất nếp nhăn. Có trường hợp một bên bìu rỗng do tinh hoàn bị xoắn đã tiêu đi từ trước.

Ở tuổi thanh thiếu niên, xoắn thừng tinh có các biểu hiện cấp tính như đau dữ dội một bên bìu, lan lên vùng bẹn hoặc cả vùng chậu, kèm buồn nôn hoặc nôn. Bìu bị viêm, tăng thể tích, da đỏ phù nề, mất nếp nhăn, sờ nắn vào rất đau.Một truyện người lớn rất quan trọng nhưng ít ai để ý.

Chuẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán xác định căn bệnh này, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và chỉ định ghi hình siêu âm để có thể thấy trực tiếp các vòng xoắn.

Xoắn thừng tinh thường đem lại hậu quả nặng nề. Do mạch máu bị nghẽn nên tinh hoàn không được nuôi dưỡng, rất dễ tổn thương. Nếu chậm được chẩn đoán và điều trị, tinh hoàn có thể bị hoại tử thành mủ hoặc hoàn toàn teo đi trong vài tháng. Bệnh nhân có nhiều nguy cơ vô sinh, nhất là các trường hợp thừng tinh 2 bên tinh hoàn đều lần lượt bị xoắn…

Căn bệnh này là một cấp cứu về ngoại khoa nên bệnh nhân cần được đưa đi khám và mổ sớm. Phẫu thuật tháo xoắn sẽ giúp phục hồi việc cung cấp máu cho tinh hoàn. Các bác sĩ cũng ngăn ngừa xoắn tái phát bằng cách cố định tinh hoàn, đồng thời đề phòng xoắn thừng tinh bên đối diện bằng cách cố định tinh hoàn đó. Riêng với trẻ sơ sinh, không cần mổ gấp để cố định tinh hoàn còn lại; có thể trì hoãn việc này trong vài tháng.

Khi đã mổ tháo xoắn thừng tinh, bệnh nhân vẫn có nguy cơ thiếu dinh dưỡng và teo thứ phát tinh hoàn liên quan nên cần được kiểm tra lại sau 6 tháng.

Nguồn: kenhsuckhoe
Lượt xem: 1914

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 26
Lượt truy cập: 36195290

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik