''Bệnh'' thiếu tập trung... yêu Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Làm gì để chữa ''bệnh'' thiếu tập trung yêu?
Sao có thể lơ là với tình yêu?!
Tham công tiếc việc chỉ là một trong những nguyên do làm người ta không còn xem tình yêu là tiêu điểm của tuổi trẻ như trước đây. “Yêu thì vẫn yêu”, với họ không thể gọi là “quăng cục lơ” với tình yêu được. Họ vẫn muốn yêu, có người yêu và đang yêu đấy thôi, nhưng hình như trong lĩnh vực này họ không được “tập trung vào chuyên môn” cho lắm.
Nhiều người trong số này quan niệm có người yêu thì yên tâm, không phải lo lắng về đường duyên số nữa nên chủ yếu tập trung vào công việc, vào con đường thăng quan tiến chức hoặc tranh thủ chạy đua kiếm thật nhiều tiền.
Một số khác lại có những suy nghĩ khá thực dụng: đã yêu rồi phải lo đầu tư cho tương lai, phải chuẩn bị đầy đủ tiền bạc, nhà cửa, bằng cấp để thẳng tiến tới hôn nhân, không cần phải “sến như con hến” nữa. Với những người này, hẹn hò lãng mạn theo kiểu tình yêu cổ điển là hơi bị... xa xỉ!
Ngoài ra còn có những người tuy đang yêu nhưng rất lý trí. Các đương sự này cho rằng một ngày có 24 giờ, với rất nhiều việc phải làm và biết bao nhiêu mối quan hệ, cần phải chia đều thời gian và sức lực cho cuộc sống cân bằng, để lỡ có trục trặc gì trong tình yêu thì rủi ro luôn ở mức tối thiểu.
Những quan niệm này nghe qua có vẻ rất chính đáng và tùy thuộc quan điểm sống của mỗi người nên cần được tôn trọng. Và sẽ không có gì đáng nói nếu những người có cùng quan điểm này tìm được nhau trong đời. Nhưng không phải lúc nào cũng dễ tìm thấy những người có cùng suy nghĩ với mình. Vì thế mới có chuyện một bên cảm thấy mình đang quá tải với công việc, vậy mà không thấy người yêu chia sẻ giúp đỡ được gì, còn mè nheo so sánh với người nọ người kia; trong khi bên còn lại cũng chẳng sung sướng gì, lúc nào cũng ở tâm trạng mong ngóng, kỳ vọng rồi thất vọng, buồn phiền và mệt mỏi, “sao mình cũng có người yêu mà không được chăm sóc, quan tâm như người ta?!”.
Có bệnh thì phải chữa!
Tùy vào tình trạng, hoàn cảnh, tính cách của từng người mà có toa thuốc khác nhau, không thể uống cùng thuốc mà khỏi bệnh được. Tuy nhiên có thể tham khảo một vài định hướng dưới đây:
- Trước hết, hãy hồi tưởng và gọi tên, khẳng định mối tình của mình, khẳng định có một người đang sẵn sàng quan tâm, chia sẻ với mình.
- Hãy xác định rõ mục tiêu cuộc đời, mục tiêu từng giai đoạn để tránh bị ngoại cảnh cuốn đi.
- Lập kế hoạch cụ thể cho công việc để có thể vượt qua những áp lực trong công việc. Sắp xếp thời gian hợp lý cho từng mối quan hệ.
- Thay đổi nhận thức tự thân về giá trị đích thực của tình yêu bằng việc đọc thêm nhiều sách báo có viết về tình yêu, hôn nhân, xem những bộ phim tình cảm ca ngợi tình yêu đôi lứa.
- Tìm kiếm hoàn cảnh giúp đỡ người khác để học cách cảm nhận và chia sẻ niềm vui với người khác.
- Loại bỏ các yếu tố gây áp lực (gia đình, dư luận) để kiểm tra lại tình yêu đang có, liệu có sự ngộ nhận nào ở đây không.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00