Bệnh Trùng roi âm đạo Thứ Sáu, 21/03/2014, 00:00
Trùng roi âm đạo là bệnh nhiễm trùng âm đạo do ký sinh trùng Trichomonas vaginalis gây nên. Trichomonas thuộc lớp trùng roi, do vậy gọi là bệnh trùng roi âm đạo. Chúng là những động vật đơn bào, có một hay nhiều roi để chuyển động. Chúng có thể sống được nhiều giờ trong môi trường ẩm ướt.
Tỷ lệ nhiễm trùng roi âm đạo hiện nay còn cao, ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 3 triệu phụ nữ nhiễm mới. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm trùng roi âm đạo khoảng 10% các trường hợp viêm âm đạo, trong khi ở Pháp tỷ lệ này là 20%. Bệnh chủ yếu ở nhóm có nhiều bạn tình và có mắc những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Trùng roi âm đạo lây truyền như thế nào?
Bệnh lây truyền trực tiếp qua giao hợp không được bảo vệ, hoặc có thể lây truyền qua tiếp xúc bộ phận sinh dục với chất tiết từ âm đạo, dương vật người bệnh. Bên cạnh đó người ta cũng ghi nhận, có những trường hợp lây truyền do tắm giặt ở nguồn nước mà người bệnh đã sử dụng vì trùng roi có thể sống được vài giờ trong môi trường ẩm ướt.
Trùng roi cũng sống ở niệu đạo nam nhưng không có biểu hiện bệnh, do vậy đây là nguồn lây nhiễm nguy hiểm.
Trùng roi âm đạo có biểu hiện như thế nào?
Thời gian ủ bệnh khoảng 1 đến 4 tuần, biểu hiện hay gặp là ngứa rát âm hộ, âm đạo, đau khi giao hợp, khí hư ra nhiều, loãng, màu trắng xanh, có nhiều bọt. Vùng âm hộ, âm đạo nề tấy, có nhiều chấm đỏ.
Tiến triển của trùng roi âm đạo như thế nào?
Trùng roi âm đạo có thể tiến triển cấp tính với các biểu hiện đầy đủ, rầm rộ như đã nêu trên nhưng thường gặp là thể bán cấp, tức là các biểu hiện trên chỉ nhẹ và không đầy đủ, dai dẳng, tái diễn nhiều lần, có khi chỉ đái buốt, đái dắt, có khi chỉ có biểu hiện khí hư. Có 10-15% không có biểu hiện gì.
Trùng roi âm đạo có biến chứng gì?
Trùng roi âm đạo gây bệnh khu trú ở âm đạo và chỉ gây khó chịu cho phụ nữ, không có biến chứng gì đặc biệt.
Điều trị trùng roi âm đạo như thế nào?
Để điều trị trùng roi âm đạo hiện nay có thể sử dụng thuốc Metronidazole (flagyl, klion, flagentyl), có thể dùng đường uống hoặc đặt âm đạo. Thời gian điều trị phụ thuộc từng phác đồ, có thể 2 đợt, cách nhau 10 ngày, hoặc uống liên tục 10 ngày.
Điều quan trọng là phải điều trị cả bạn tình.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm Pap là gì? Thứ Hai, 10/06/2024, 00:00
- Bệnh phụ khoa: Nguyên nhân, hậu quả và cách phòng ngừa Chủ Nhật, 26/05/2024, 00:00
- Bệnh phụ khoa: Dấu hiệu nhận biết và các bệnh thường gặp Thứ Năm, 23/05/2024, 00:00
- Bệnh phụ khoa: Khi nào nên đi khám bệnh? Thứ Tư, 15/05/2024, 00:00
- TÌM HIỂU VỀ VIÊM TUYẾN BARTHOLIN Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- NAM GIỚI CẦN XỬ TRÍ RA SAO KHI BỊ VIÊM DƯƠNG VẬT? Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- 8 nguyên tắc mặc đồ lót để bảo vệ sức khỏe vùng kín, bạn đã biết chưa? Thứ Năm, 01/09/2022, 17:00
- Lạc nội mạc tử cung Thứ Sáu, 28/03/2014, 00:00
- Nhiễm nấm sinh dục Thứ Bẩy, 22/03/2014, 00:00
Các tin khác
- Nhiễm Chlamydia Chủ Nhật, 16/03/2014, 00:00
- Viêm phần phụ Thứ Năm, 06/02/2014, 00:00
- Viêm nội mạc tử cung Thứ Tư, 05/02/2014, 00:00
- Viêm cổ tử cung Thứ Ba, 04/02/2014, 00:00
- Viêm âm đạo Thứ Hai, 03/02/2014, 00:00
- Viêm âm hộ tầng sinh môn Chủ Nhật, 02/02/2014, 00:00
- Viêm nhiễm đường sinh sản Thứ Bẩy, 01/02/2014, 00:00
- Những nguyên nhân tai hại khiến khí hư ra nhiều Chủ Nhật, 15/12/2013, 00:00