Ba và con diều tuổi thơ Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Nó rất vui khi được sở hữu riêng một chiếc diều
Nó cẩn thận nép chiếc xe đạp cũ kĩ vào sát chân cầu Bình Triệu, cởi chiếc nón tai bèo đã phai màu móc vào ghi đông xe sau đó nó leo lên cầu, hai tay vịn vào thành cầu và thả hồn vào những cánh diều, điều mà nó thường làm vào mỗi buổi chiều.
Hầu như chiều nào cũng vậy, vừa tan trường nó lại hào hứng phóng xe thật mau để tự thưởng cho mình những giây phút êm đềm như thế này. Đối với nó, hạnh phúc không phải điều gì quá lớn lao, không phải là ăn sung mặc sướng hay đi du lịch đây đó, nhìn ánh mắt của nó khi xem những cánh diều chao lượn trên không trung mới biết được niềm hạnh phúc lớn nhất của nó là gì.
Không giống hầu hết những đứa con gái trong xóm, nó chơi diều từ lúc bé cho tới năm cuối cấp 3. Bởi vậy, bạn thân của nó toàn là con trai. Mặc dù thân với đám con trai nhưng nó không tham gia vào bất kì trò chơi nào ngoài việc thả diều. Nó là đứa thả diều “siêu” nhất xóm. Diều của nó không những đẹp mà còn bay cao hơn các con diều khác. Cha nó làm nghề thả lưới nên sau mỗi buổi học nó thường ngồi gỡ sợi cước của những tay lưới rách để làm dây thả diều, có dây dài và con diều cha làm nên diều nó lúc nào cũng “vô địch”. Diều là thứ duy nhất mà nó có thể kiêu hãnh đem ra khoe với bạn bè, ngoài ra nó chẳng có gì đáng để khoe cả, thậm chí một người mẹ.
Mẹ nó mất khi nó mới chào đời, ba là chỗ dựa tinh thần cho nó, cha nó rất thương nó. Cũng vì thương nó mà ba nó quyết định ở vậy nuôi nó chứ nhất quyết không đi bước nữa mặc dù ông bà nội và các chú bác hết lời trách móc thậm chí dọa sẽ cắt dứt quan hệ. Ba nó làm đủ nghề để có tiền nuôi nó, từ bắt ốc mò cua, chài lưới cho đến làm thuê làm mướn. Nó là đứa học giỏi có tiếng nên ba nó quyết làm mọi việc để cho nó học tới nơi tới chốn. Bha nó nói: “Nó là đứa thiệt thòi nhiều rồi, bây giờ không muốn nó thua kém bạn bè bất cứ điều gì nữa”.
Lên lớp 3 nó bắt đầu theo đám trẻ chăn trâu trong xóm để đi chơi, ba nó không cấm, thậm chí còn dắt nó qua nhà mấy thằng con trai lớn hơn xin cho nó đi chăn trâu chung vì nhà nó không có trâu. Nó thích thú lắm, một thời gian sau thấy nó có vẻ thích chơi diều nên cha nó lặng lẽ làm chiếc diều giấy để tặng nó. Nó rất vui khi được sở hữu riêng một chiếc diều. Vậy là chiều nào nó cũng ngồi trên bờ đê để thả diều cùng đám bạn.
Mới đầu diều của nó bay thấp nhất vì dây ngắn và nó cũng chưa có nhiều kinh nghiệm thả diều. Ba nó cũng biết tính nó là luôn muốn muốn hơn mọi người nhưng không bao giờ nó đòi hỏi cha nó bất cứ điều gì. Ba nó cất công đi chợ tỉnh mua cho nó một cuộn dây cước. Cầm cuộn cước trên tay, nó không nói gì cả, nó chỉ nhẹ nhàng sà vào lòng ba nó. Nó thầm cảm ơn ba vì đã đưa cánh diều của nó bay lên cao bằng diều bạn bè.
Có một lần gió quá to, nó thu diều không kịp nên bị dứt dây và gió cuốn mất chiếc diều. Nó không khóc nhưng tối đó nó không ăn không uống không nói chuyện với ba nó trước khi ngủ như mọi khi. Sáng hôm sau nó thật sự bất ngờ khi thấy một chiếc diều mới lớn hơn, đẹp hơn treo bên góc học tập của nó. Nó biết ngay đó là công trình của cha nó suốt đêm qua. Trưa hôm đó như để cảm ơn ba, nó dắt ba cùng đi lên đê để thả chiếc diều mới. Nó nhìn chiếc diều bay cao nó tỏ rõ niềm mãn nguyện, có lẽ nó rất tự hào vì diều nó là chiếc đặc biệt nhất và có người cha luôn giúp đỡ, ủng hộ nó trong trò chơi này.
Những năm cuối học phổ thông, nó đã trở thành một người thiếu nữ thực thụ. Nó ra dáng rất người lớn nhưng nó vẫn không nghỉ chơi diều. Ngoài việc học và phụ cha làm việc nhà nó vẫn dành một khoảng thời gian ít ỏi cho trò chơi này.

Tin nó đậu đại học, cả xóm ai cũng mừng đặc biệt là cha nó, chỉ có con diều cuối cùng của nó là buồn. Ngày vào Sài Gòn nhập học, nó xếp con diều lại và đặt vào chiếc rương một cách cẩn thận. Ở nhà lúc nhớ nó, cha nó thường đem chiếc diều ra ngắm rồi lại cất vào.
Khi những chiếc diều chuyển sang màu đen cũng là lúc thành phố lên đèn, nó vội vã phóng xe về phòng trọ để kịp đi dạy thêm với hi vọng đủ tiền về thăm nhà trong dịp hè này. Dáng người nhỏ nhắn trên chiếc xe đạp cọc cạch cùng hòa mình vào dòng người và xe cộ đông đúc. Không biết rồi mai sau trên những ngả đường đời nó có bay cao và xa như con diều của nó không nhưng một điều chắc chắn là trong tim nó hình ảnh con diều và người cha nơi quê nhà là động lực mạnh mẽ giúp nó vượt qua mọi cơn gió lớn để bay lên cao và luôn luôn tiến về phía trước.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00