Áp lực cho con thế nào là đủ? Thứ Năm, 28/03/2024, 11:00
“Áp lực tạo nên kim cương” đang là câu nói xu hướng trên mạng xã hội hiện nay. Câu này hàm ý rằng bất kì thứ gì cũng cần được tôi rèn dưới một áp lực, sức ép nhất định để trở thành phiên bản tốt nhất. Vậy khi liên hệ với câu chuyện dạy con, phụ huynh cần lưu ý những gì với những áp lực mà con mình đang đối mặt trong cuộc sống?
Áp lực có tốt hay không?
Mọi người thường cho rằng đó là một loại cảm giác tiêu cực, thường mang đến trải nghiệm không tốt. Thế nhưng áp lực, dưới góc nhìn khoa học lại là một yếu tố không thể thiếu để con người chạm đến thành công. Đó chính là áp lực/căng thẳng tích cực (Eustress).
Áp lực tích cực là loại áp lực khiến ta cảm thấy khó chịu, căng thẳng vừa đủ để hình thành động lực vượt qua thử thách. Nói cách khác, áp lực tích cực khiến chúng ta mạnh mẽ hơn, tự tin hơn vào bản thân. Trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, áp lực tích cực giúp ta hình thành động lực, tăng sự tập trung và cải thiện khả năng đưa ra quyết định.
Trong xã hội hiện đại, các con sẽ phải đối mặt với nhiều dạng áp lực từ học hành, thi cử đến áp lực đồng trang lứa, cộng thêm sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, nhưng bố mẹ cần biết đâu là áp lực tốt, đâu là áp lực xấu để có cách hướng dẫn con trẻ phù hợp.
(Ảnh: internet)
Áp lực như thế nào là vừa đủ?
Thật khó để có thể trả lời câu hỏi “Áp lực bao nhiêu là vừa đủ cho con?”, bởi mỗi đứa trẻ có một trí thông minh, khả năng và sức chịu đựng khác nhau. Dựa trên các biểu hiện của con, bố mẹ bước đầu xác định con đang ở giai đoạn nào của áp lực, căng thẳng, từ đó điều chỉnh thái độ và sự kỳ vọng của mình.
Bảng đánh giá sau đây giúp bố mẹ biết được dưới những áp lực hiện tại, con có đang thực sự thoải mái hay quá sức. Bảng đánh giá chỉ mang tính chất tham khảo, phụ huynh vui lòng liên hệ chuyên gia tư vấn tâm lý để được chẩn đoán chính xác.
CON CÓ ĐANG GẶP CĂNG THẲNG QUÁ MỨC? |
|
Hướng dẫn: trong một tháng vừa qua, những dấu hiệu dưới đây có thường xảy đến với con bạn? Đánh số điểm tương ứng tần suất xảy ra như sau: 0 - Không bao giờ 1 - Hiếm khi 2 - Thỉnh thoảng 3 - Thường xuyên 4 - Luôn xảy ra |
|
1. Con có dấu hiệu mệt mỏi kéo dài 2. Con thấy rất khó thư giãn hay thả lỏng 3. Con khó đưa ra lựa chọn, quyết định 4. Tim con thuòng đập nhanh và hơi thở gấp gáp 5. Con không suy nghĩ thông suốt được 6. Con ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít 7. Con thường bị đau nhức đầu 8. Con không có cảm xúc hay không phản ứng về chuyện xung quanh 9. Con nghĩ về những vấn đề của mình suốt ngày 10. Con khó ngủ, ngủ không đều, hay gặp ác mộng,… 11. Con thường có cảm xúc bi quan 12. Con bị đau lưng, cổ hay những cơn đau kéo dài khác |
13. Con bắt đầu có hành vi làm hại đến sức khỏe và/hoặc tính mạng 14. Con cảm thấy ngột ngạt, thấy bản thân vô dụng 15. Con bắt đầu có thói quen cắn móng tay, nghiến răng, bứt tóc,… 16. Con hay quên những thứ nhỏ nhặt như quên sách vở, bố mẹ nói gì không nhớ,... 17. Tiêu hóa giảm sút như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón,… 18. Con hay khó chịu và rất dễ bực dọc 19. Cảm xúc lên xuống thất thường, dễ xúc động 20. Con cảm thấy khó tập trung 21. Con cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa 22. Con thu mình, xa cách hay ngắt kết nối với mọi người xung quanh 23. Kết quả học tập sa sút |
Sau khi cho điểm từng câu, bố mẹ hãy cộng tổng điểm và đối chiếu với các diễn giải sau:
Từ 0 đến 23 điểm: căng thẳng vẫn có nhưng con vẫn đang kiểm soát tốt. Đây là trạng thái “áp lực tốt” mà con cần.
Từ 24 đến 48 điểm: có thể con đang ở trạng thái căng thẳng thấp đến căng thẳng vừa phải. Trạng thái này cần được theo dõi và giảm xuống tùy theo khả năng của con.
Từ 49 đến 73 điểm: có thể con đang trải qua cấp độ căng thẳng vừa phải đến căng thẳng khá nặng, bố mẹ cần liên tục hỏi han, động viên và quan sát con nhiều hơn.
Từ 74 đến 92 điểm: đây là cấp độ căng thẳng nghiêm trọng, cần được đưa đi thăm khám và có sự can thiệp của bác sĩ tâm lý.
Hãy để “áp lực tích cực” khiến con lớn khôn
Áp lực không phải lúc nào cũng xấu, quan trọng là bố mẹ biết áp lực nào tốt cho con và tạo điều kiện để con biến áp lực tốt trở thành “động lực”. Bố mẹ có thể tham khảo 4 cách sau:
- Cách 1: Giúp con phân biệt “áp lực tốt” trong cuộc sống
Bố mẹ nên hướng dẫn và giải thích để con hiểu áp lực không hoàn toàn là gánh nặng. Hãy cho con tự cảm nhận và đánh giá những loại áp lực con đang gặp phải. Bố mẹ hãy đóng vai trò là người quan sát và chỉ hỗ trợ khi nhận thấy con đang thực sự cần được giúp đỡ.
- Cách 2: Tạo điều kiện để con thử sức trong nhiều lĩnh vực
Một trong những lý do con sợ khi có áp lực là vì bố mẹ bảo bọc con quá mức. Hãy tạo điều kiện để con được đối diện – giải quyết – vượt qua áp lực trong từng lĩnh vực. Chẳng hạn, những lớp học kỹ năng mềm, lớp học ngoại ngữ hay năng khiếu sẽ là những áp lực vừa phải để con tôi rèn ý chí, từ đó mở khóa những điểm mạnh của bản thân con.
(Ảnh: internet)
- Cách 3: Cho con lựa chọn và tự chịu trách nhiệm
Thay vì kiểm soát và bảo bọc, bố mẹ hãy cho quyền được lựa chọn. Đó cũng là lúc con ý thức mình đang nắm trong tay trách nhiệm với những gì mình làm. Dù thành công hay thất bại, bố mẹ hãy cùng con đánh giá qua cả chặng đường dài, đừng chỉ nhìn kết quả mà đưa ra nhận xét.
- Cách 4: Giao cho con cùng quán xuyến việc nhà
Hãy cho con biết rằng, nhiệm vụ của con không chỉ có việc học mà con cần phải biết san sẻ công chuyện nhà với bố mẹ. Con sẽ phải học cách tự quản lý thời khóa biểu, từ đó giúp con tạo nếp sống tự chủ, độc lập ngay trong chính căn nhà của mình.
Lời kết
Bố mẹ nhớ nhé, áp lực chỉ tốt khi nó tạo cho con cơ hội để rèn luyện bản thân. Đừng quên những buổi trò chuyện, trao đổi và chia sẻ thường xuyên để bố mẹ hiểu những điều con làm và trân trọng hơn những nỗ lực mà con đang cố gắng mỗi ngày.
Nguồn https://www.prudential.com.vn/vi/blog-nhip-song-khoe/ap-luc-cho-con-nhu-the-nao-la-du/
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 1 Thứ Ba, 02/07/2024, 00:00
Các tin khác
- 5 lý do khiến nhạy cảm là một món quà của tạo hoá Thứ Năm, 28/03/2024, 10:00
- “Phái yếu” thời nào cũng cần được bảo vệ Thứ Năm, 28/03/2024, 10:00
- Những điều vợ chồng trẻ nên chia sẻ để gìn giữ hạnh phúc gia đình Thứ Sáu, 22/03/2024, 14:00
- Những dấu hiệu nhận biết đối phương tính toán trong tình yêu Thứ Năm, 21/03/2024, 13:00
- Điều nên làm khi tình yêu của hai vợ chồng rơi vào trạng thái nhạt nhoà Thứ Năm, 21/03/2024, 12:00
- 7 mẹo tâm lý giúp đối phương đáp lại tình cảm của bạn Thứ Năm, 21/03/2024, 11:00
- Làm thế nào để vượt qua giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh được dễ dàng? Thứ Năm, 21/03/2024, 00:00
- Thời điểm thích hợp để vợ chồng có kế hoạch mang thai? Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- Tìm hiểu mật mã tình yêu thể hiện qua các con số Thứ Hai, 11/03/2024, 00:00
- Khám phá thú vị về cơ thể phụ nữ Thứ Bẩy, 09/03/2024, 10:00
- Bộ tranh “7 định nghĩa về ngày 8/3” Thứ Sáu, 08/03/2024, 08:00
- CẦN LÀM GÌ KHI BỊ BẠO LỰC TÌNH DỤC? Thứ Tư, 06/03/2024, 00:00