Ảnh hưởng của bệnh tim mạch và thuốc điều trị với hoạt động tình dục? Thứ Hai, 11/03/2024, 00:00
Một điều băn khoăn ở người mắc bệnh tim mạch là đời sống tình dục của mình sẽ như thế nào. Bài viết sau đây giúp các bạn tìm hiểu về điều này nhé!
1. Bệnh tim mạch là gì?
- Bệnh tim mạch là các tình trạng bệnh lý liên quan đến sức khỏe trái tim, hoạt động của mạch máu dẫn đến sự suy yếu khả năng làm việc của tim.
- Các bệnh tim mạch bao gồm: các bệnh mạch máu như động mạch vành, loạn nhịp tim, bệnh cơ tim và suy tim.
- Bệnh tim mạch gây hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu, làm gián đoạn hoặc không cung cấp đủ oxy đến não và các bộ phận khác trong cơ thể. Từ đó khiến các cơ quan bị ngừng trệ hoạt động, phá hủy từng bộ phận dẫn đến tử vong.
- Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, đòi hỏi sự điều trị và theo dõi cẩn thận (thậm chí là suốt đời), tốn kém nhiều chi phí.
2. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh lý tim mạch:
- Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi: giới tính, di truyền, tuổi
- Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi: thừa cân béo phì, nghiện thuốc lá, thiếu vận động thể chất, cao huyết áp, đái tháo đường, cholesterol máu cao.
3. Thuốc điều trị bệnh tim mạch có ảnh hưởng đến đời sống tình dục hay không?
Rất nhiều thuốc điều trị bệnh tim có thể ảnh hưởng tới ham muốn và hành vi tình dục của bạn. Đó có thể là:
- Thuốc hạ huyết áp.
- Thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm.
- Một vài thuốc chống đau ngực, thuốc chống loạn nhịp tim…
Những thuốc trên có thể tác động tới hành vi và chức năng tình dục. Nam giới có thể gặp hoặc vẫn bị rối loạn cương (bất lực). Một số người có thể mắc chứng xuất tinh sớm hoặc không thể xuất tinh.
Nữ giới có thể giảm tiết dịch âm đạo, gây đau đớn khi giao hợp. Một số phụ nữ không thể có hưng phấn, hoặc không thể đạt được cực khoái (rối loạn khoái cảm).
Tuy nhiên, các biến đổi trên có thể do một nguyên nhân nào đó khác ngoài thuốc. Vì thế, bạn không nên vội vàng dừng thuốc. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về chuyện này và luôn phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của việc dùng thuốc. Thông thường, việc điều chỉnh về loại thuốc hay liều dùng sẽ giúp giải quyết vấn đề này.
4. Tình dục và bệnh lý tim mạch có mối liên quan như thế nào?
Quan hệ tình dục và bệnh tim mạch có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có 2 yếu tố ảnh hưởng lớn đến đời sống tình dục ở người mắc bệnh tim mạch, đó là sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần (lo lắng, rối loạn kiểm soát cảm xúc, trầm cảm,…).
4.1. Bệnh tim mạch có ảnh hưởng gì đến hoạt động tình dục?
Vấn đề tình dục phổ biến ở người mắc bệnh tim mạch thường do trở ngại về sức khỏe thể chất. Những triệu chứng của bệnh tim mạch làm giảm nhu cầu hưởng thụ tình dục. Sự tưới máu đến các cơ quan kém do suy tim, kể cả cơ quan sinh dục sẽ gây khó khăn trong cương dương ở nam giới và kích thích, bôi trơn âm đạo để đạt khoái cảm ở phụ nữ. Sự lo ngại về nguy cơ nhồi máu cơ tim, các tác dụng phụ của thuốc (ức chế thụ thể beta, lợi tiểu, thuốc hạ mỡ máu) cũng có thể làm giảm hứng thú trong quan hệ tình dục hoặc gây khó khăn cho cực khoái, một số thuốc điều trị tăng huyết áp có thể gây giảm chức năng tình dục, ngoài ra còn có các bệnh lý đi kèm khác như: đái tháo đường, rối loạn lipid máu,… Vì vậy, hãy trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh hay bổ sung thuốc cho phù hợp vì “một trái tim khỏe mạnh là điều kiện tiên quyết đầu tiên cho một đời sống tình dục thú vị".
- Đối với người có bệnh tim nhẹ (suy tim độ I, II, tăng huyết áp giai đoạn I, II…) thì hoạt động tình dục nhẹ nhàng không ảnh hưởng đến bệnh, mà ngược lại, còn có lợi cho tim mạch khi duy trì đều đặn và nhẹ nhàng.
- Nếu bệnh nhân có tăng huyết áp giai đoạn III (huyết áp tối đa trên 180mmHg), bị bệnh thiếu máu cơ tim, suy tim độ III trở lên (bệnh nhân thấy khó thở cả khi nghỉ ngơi) thì cần tránh quan hệ và điều trị tích cực, khi mức độ suy tim giảm dần, có thể hoạt động tình dục nhưng hạn chế và tránh gắng sức. Khi sinh hoạt tình dục mà thấy khó thở hoặc mệt cần ngừng ngay, có thể thay đổi tư thế để giảm mức độ gắng sức. Khi điều trị bệnh chưa ổn định cũng nên tránh quan hệ tình dục, vì có thể làm bệnh nặng hơn, xuất hiện rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim…nguy hiểm đến tính mạng.
- Người bệnh bị thiếu máu cục bộ cơ tim (do hẹp động mạch vành) có biểu hiện đau ngực thì cần tránh hoạt động tình dục hoặc trong lúc quan hệ có xuất hiện đau ngực thì cần ngừng ngay. Khi bệnh được điều trị ổn định, không còn đau ngực, có thể tiếp tục hoạt động tình dục, tuy nhiên cần chọn tần suất và mức độ phù hợp.
Sau nhồi máu cơ tim, người bệnh đều giảm khả năng quan hệ tình dục cũng như giảm sự thỏa mãn khi quan hệ. Rối loạn tình dục sau nhồi máu cơ tim ở nam giới (thường là rối loạn cương dương) xảy ra khoảng 50% đến 75% bệnh nhân. Nếu bệnh nhân được mổ bắc cầu động mạch vành cũng có thể gặp nhưng với tỷ lệ thấp hơn. Nguyên nhân có thể là do những trở ngại về tâm lý, lo sợ từ bản thân người bệnh hay bạn tình.
- Đối với người sau phẫu thuật tim mạch có thể trở lại quan hệ tình dục sau khoảng vài tuần. Bệnh nhân có thể bắt đầu một cách từ từ. Đa số người bệnh bắt đầu quan hệ sau 2 đến 3 tuần. Theo ước tính, khi người bệnh có thể đi lên cầu thang bộ 3 tầng thì có thể trở lại hoạt động tình dục từ từ và bình thường.
4.2. Quan hệ tình dục ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào?
Khi quan hệ tình dục có những thay đổi như nhịp tim, huyết áp tăng, đây là những đáp ứng bình thường của cơ thể nhưng đối với những người có bệnh tim mạch, sự thay đổi này đôi khi lại là gánh nặng cho tim.
Ảnh hưởng của quan hệ tình dục lên bệnh tim mạch gây ra các triệu chứng như: Đau ngực trong hoặc sau khi quan hệ, khó thở khi quan hệ, mệt nhiều, nhịp tim tăng rất nhanh hoặc không đều... Nguy cơ xuất hiện nhồi máu cơ tìm hay bất cứ một biến cố tim mạch nào khác như: Đau ngực, rối loạn nhịp tim hoặc cơn hen tim kịch phát tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Khi quan hệ thấy xuất hiện các biểu hiện như đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh hoặc không đều, cần dừng lại và nói với bạn tình; Nên khám và được tư vấn bởi bác sỹ chuyên khoa tim mạch sau đó.
Hiện nay, với sự phát triển của y học, việc tầm soát sớm và điều trị hiệu quả đã giúp cho tiên lượng bệnh nhân tim mạch trở nên khả quan hơn rất nhiều. Mặc dù thực tế là các triệu chứng tim mạch đôi khi cản trở những gắng sức về thể chất và tinh thần của người bệnh, các hoạt động thân mật của một cặp vợ chồng thông thường vẫn có rất nhiều lý do để duy trì. Thực sự, hoạt động tình dục và chức năng tình dục là một nhu cầu và cũng là tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của con người, kể cả người mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, ở nhóm này, khi khả năng gắng sức hạn chế, cần được điều chỉnh phù hợp hay có các biện pháp hỗ trợ, và điều quan trọng là luôn có sự thấu cảm từ đối phương.
Xem thêm:
1. Nhận biết dấu hiệu sức khỏe đảm bảo cho hoạt động tình dục ở người bệnh tim mạch
2. Điều gì khiến người bệnh tim mạch lo ngại về đời sống tình dục?
TSBT tổng hợp
Nguồn: vientimmach.vn; vinmec.com; suckhoedoisong.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- 27 điều bạn nên biết trước khi “mất” trinh tiết Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Chu kỳ đáp ứng tình dục là gì và tại sao lại quan trọng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- 10 lợi ích sức khỏe của quan hệ tình dục Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Những câu hỏi thường gặp về sức khỏe tình dục Thứ Ba, 11/06/2024, 00:00
- Thực phẩm tốt cho sức khỏe âm đạo! Thứ Bẩy, 08/06/2024, 00:00
- Làm thế nào để chuẩn bị cho quan hệ tình dục qua đường hậu môn? Thứ Sáu, 07/06/2024, 00:00
- 25 loại thực phẩm có thể giúp “cậu nhỏ” cương cứng Thứ Hai, 27/05/2024, 00:00
- Ung thư và điều trị ung thư ảnh hưởng đến tình dục: Những ai có thể giúp người bệnh? Thứ Năm, 09/05/2024, 00:00
- 5 chất bổ sung có thể tăng cường khả năng cương cứng và đời sống tình dục của nam giới Thứ Hai, 06/05/2024, 00:00
- Dành cho thanh thiếu niên: Cách đưa ra quyết định lành mạnh về tình dục (Phần 2) Thứ Tư, 24/04/2024, 00:00
Các tin khác
- Làm thế nào để quan hệ tình dục an toàn? Chủ Nhật, 10/03/2024, 00:00
- Lần đầu làm “chuyện ấy” nên kết thúc như thế nào? Thứ Ba, 05/03/2024, 00:00
- Màng chắn miệng – những điều cần biết Thứ Ba, 05/03/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục lần đầu thế nào để được trọn vẹn? Thứ Hai, 26/02/2024, 00:00
- 24 câu hỏi về lần đầu quan hệ tình dục Thứ Năm, 22/02/2024, 00:00
- TÌNH DỤC AN TOÀN, LÀNH MẠNH – VỊ THÀNH NIÊN CẦN BIẾT Thứ Năm, 15/02/2024, 09:00
- Trong đời sống tình dục, tâm lý làm “chuyện ấy” của phụ nữ khác với nam giới, đặc biệt ở 6 điểm này Thứ Tư, 14/02/2024, 22:00
- Cyber sex là gì? Thứ Hai, 22/01/2024, 00:00
- Chemsex là gì? Các chất thường dùng trong hoạt động chemsex và tác hại Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Tình dục an toàn và đồng thuận Thứ Bẩy, 13/01/2024, 00:00
- Thế nào là quan hệ tình dục an toàn và 1 số điều các cặp đôi cần lưu ý Thứ Sáu, 18/11/2022, 00:00
- Những câu hỏi thú vị về sức khỏe tình dục Thứ Sáu, 18/11/2022, 00:00