BÀI TẬP CHỮA RỐI LOẠN LO ÂU HIỆU QUẢ VÀ DỄ THỰC HIỆN Thứ Năm, 18/01/2024, 12:00
Rối loạn lo âu là vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bệnh có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cả về sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần. Dưới đây là một số bài tập chữa rối loạn lo âu đơn giản mà bạn có thể tập luyện bất cứ lúc nào.
1. Rối loạn lo âu có nguy hiểm không?
Khi bị rối loạn lo âu, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như lo lắng quá mức, đứng ngồi không yên, khó giữ bình tĩnh, hay bị mất tập trung, run tay chân, ra nhiều mô hôi và thường hay thở gấp, thường xuyên sợ hãi, mất tự tin về bản thân, cơ thể mệt mỏi, giảm cân hay tăng cân bất thường, rối loạn giấc ngủ.
Rối loạn lo âu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm (Ảnh minh họa)
Tình trạng rối loạn lo âu không được cải thiện sớm có thể dẫn đến nhiều hậu quả sức khỏe nghiêm trọng như:
- Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng nguy cơ bị đột quỵ,...
- Khiến bệnh mạn tính ngày tiến triển nặng hơn, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh suy giảm hay cường giáp,... Do đó, việc điều trị bệnh cũng khó khăn hơn rất nhiều.
- Người bệnh thường có tâm lý né tránh những người xung quanh vì tự ti về bản thân. Người bệnh cũng có thể thực hiện những hành vi không chuẩn mực khiến mọi người xung quanh xa lánh. Do đó, căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của cả người bệnh và mọi người xung quanh.
- Người bệnh luôn chán nản, không còn hứng thú với cuộc sống và thậm chí còn có thể nảy sinh ý nghĩ tự tử.
- Tham gia vào những tệ nạn xã hội, nhất là việc sử dụng chất kích thích, do không làm chủ được bản thân và không biết rõ về tình trạng bệnh của mình.
2. Những bài tập chữa rối loạn lo âu có tác dụng như thế nào?
Khi thực hiện những bài tập chữa rối loạn lo âu đúng cách, các triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng. Dưới đây là những tác dụng của các bài tập này:
- Kích thích cơ thể giải phóng endorphin: Tập luyện đúng cách chính là phương pháp giúp cơ thể tăng cường sản sinh ra hormone endorphin. Từ đó, cơ thể người bệnh sẽ có cảm giác thư giãn, dễ chịu hơn rất nhiều.
Tập thể dục cùng bạn bè sẽ giúp người bệnh thoải mái hơn
- Giảm lo lắng và giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn.
- Tập thể dục cùng với mọi người cũng là cách giúp bạn cởi mở hơn, có thêm nhiều mối quan hệ xã hội. Việc thường xuyên gặp gỡ và trò chuyện với mọi người cũng sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn và cải thiện bệnh.
3. Các bài tập chữa rối loạn lo âu đơn giản, dễ thực hiện
Dưới đây là gợi ý về các bài tập chữa rối loạn lo âu hiệu quả nhưng rất đơn giản và bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.
- Bài tập Hero Pose: Đây là động tác yoga rất hiệu quả trong việc giảm chứng rối loạn lo âu. Cách thực hiện như sau:
+ Đầu tiên, bạn hãy bắt đầu với tư thế quỳ 2 đầu gối trên sàng, lưu ý đặt hai đầu gối gần nhau và khoảng cách giữa 2 chân phải rộng hơn hông.
+ Phần trên của bàn chân sẽ tiếp xúc trực tiếp với mặt sàn. Trường hợp cảm thấy khó chịu, bạn hãy đặt một tấm đệm hoặc miếng chặn dưới mông và đùi hoặc bắp chân. Tay đặt lên đùi.
+ Bạn thở ra và hạ mông xuống để ngồi lên sàn giữa hai chân. Không ngồi lên chân mà cần ngồi giữa hai bàn chân với đỉnh bàn chân.
+ Đặt tay lên đùi và giữ tư thế này trong khoảng 1 phút.
- Bài tập Tree Pose: Đây cũng là tư thế yoga rất phổ biến.
+ Trước hết bạn đứng thẳng, đồng thời hai chân phải giữ ổn định.
+ Sau đó từ từ nhấc chân trái lên cao và xoay lòng bàn chân trái về phía bên trong, lưu ý không giấu chân vào đầu gối.
+ Đưa tay về trước ngực để dọc theo hai bên của bạn.
+ Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 2 phút.
+ Sau đó, hạ chân trái xuống, đổi bên chân và thực hiện theo các bước ban đầu.
Tập thở cũng có thể giúp cải thiện bệnh rối loạn lo âu
- Bài tập thở: Việc kiểm soát nhịp thở rất quan trọng đối với những người bị rối loạn lo âu. Khi kiểm soát nhịp thở tốt thì tinh thần của người bệnh sẽ được thư giãn và những triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện hiệu quả. Dưới đây là những bước thực hiện bài tập thở giúp điều trị tình trạng rối loạn lo âu:
+ Lựa chọn luyện tập ở những nơi yên tĩnh và thoải mái. Đặt một tay lên ngực và tay kia đặt lên bụng.
+ Hít một hơi thật sâu, sau đó thở chậm bằng mũi.
+ Khi bạn hít thở sâu thì bụng của bạn sẽ di chuyển nhiều hơn.
+ Từ từ thở ra bằng miệng.
+ Bạn nên thực hiện lặp lại động tác này khoảng 10 lần trong mỗi lần tập và thực hiện tập mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Bài tập thư giãn cơ: Khi bị rối loạn lo âu, cơ thường bị căng cứng. Những bài tập thư giãn cơ sẽ giúp giảm căng cơ và cơ thể bạn được thả lỏng dễ dàng hơn, từ đó cải thiện bệnh hiệu quả.
+ Bạn nên tập ở nơi yên tĩnh và thoáng mát, sau đó nhắm mắt lại và hay tập trung vào từng hơi thở.
+ Hít thở chậm rãi, hít vào bằng đường mũi và thở ra bằng đường miệng.
+ Nắm tay và siết chặt lại, sau đó giữ chặt bàn tay trong vài giây.
+ Tiếp đó, từ từ mở ngón tay. Lúc này, bạn có thể cảm nhận được sự thư giãn và nhẹ nhàng hơn.
+ Sau đó, bạn tiếp tục thả lỏng những nhóm cơ khác nhau trên cơ thể. Từ tay đến chân, vai, bàn chân,...
+ Trường hợp đang gặp phải chấn thương, bạn không nên căng cơ ở những vùng bị chấn thương để tránh khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Nên trò chuyện với mọi người xung quanh để cải thiện tình trạng bệnh
Trên đây là gợi ý về một số bài tập chữa rối loạn lo âu rất hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Bên cạnh việc tập luyện, bạn cũng nên điều chỉnh lối sống, hãy duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ngủ đúng giờ và đủ giấc, giao tiếp cởi mở với mọi người xung quanh, luôn suy nghĩ tích cực để bệnh sớm được cải thiện. Hoặc có thể tìm đến bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ điều trị bệnh.
Nguồn Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 1 Thứ Ba, 02/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Chuẩn bị tâm lý khi cưới chồng xa Thứ Sáu, 12/01/2024, 15:00
- Tết cận kề lo nhất điều gì: Đầu tiên là tiền đâu? Thứ Sáu, 12/01/2024, 14:00
- 7 điều nên nhớ khi tập luyện trong giai đoạn mãn kinh Thứ Sáu, 12/01/2024, 13:00
- 6 điều nên làm để sống trẻ, khỏe ngoài tuổi 30 Thứ Sáu, 12/01/2024, 12:00
- Vì sao giới trẻ lười yêu, ngại cưới? Thứ Sáu, 05/01/2024, 13:00
- Thử trải nghiệm hẹn hò với bạn gái ảo chatbot AI Thứ Sáu, 05/01/2024, 13:00
- Những nguyên nhân khiến bạn bỗng dưng 'nguội ngắt' không còn hứng để 'yêu' Thứ Sáu, 05/01/2024, 12:00
- Tết cận kề lo nhất điều gì?: Tổng dọn vệ sinh muốn 'xây xẩm mặt mày' Thứ Sáu, 05/01/2024, 10:00
- Xu hướng giới trẻ 'sống ảo ở tài khoản thật, sống thật ở tài khoản ảo' Thứ Năm, 04/01/2024, 12:00
- Giới trẻ “méo mặt” vì “chạy sô” đám cưới dịp cuối năm Thứ Sáu, 29/12/2023, 13:00
- Ngoại tình không phải là một sai lầm, đó là một lựa chọn, người ta chọn sa ngã vì nghĩ là sẽ giấu giếm được Thứ Sáu, 29/12/2023, 12:00
- 6 nguyên tắc vàng giữ lửa hôn nhân không phải cặp vợ chồng nào cũng biết đến Thứ Sáu, 29/12/2023, 11:00