‘Hiện tượng đồng tính giả không hề tồn tại trong xã hội’ Thứ Năm, 22/06/2017, 13:58

Chia sẻ với báo giới về có hay không sự tồn tại của hiện tượng “đồng tính giả”, đại diện Hà Nội Queer (tổ chức hoạt động về LGBT) đã khẳng định rằng: “Tại Việt Nam chưa hề có một cuộc nghiên cứu nào về hiện tượng này. Thế nên, đừng suy đoán và cho rằng có người đồng tính giả.”
“Đồng tính giả” đã từng trở thành một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các phương tiện truyền thông đại chúng đặc biệt là báo chí. Tuy nhiên, hiện tại có hai luồng quan điểm đưa ra đó là: thứ nhất: “tồn tại trào lưu đồng tính giả” và thứ hai: “không hề tồn tại đồng tính giả vì chưa có bất cứ nghiên cứu nào về hiện tượng này”.
Chia sẻ về chủ đề đang gây tranh cãi này, anh Phạm Khánh Bình (Hà Nội Queer), một người từng dành nhiều năm nghiên cứu về LGBT cũng đã có những chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề: có hay không hiện tượng đồng tính giả.
![]() |
Anh Phạm Khánh Bình. (Ảnh: NVCC). |
- Là một người từng tham gia tìm hiểu nghiên cứu về LGBT, theo anh, “khái niệm đồng tính giả” xuất hiện từ bao giờ?
Thuật ngữ “đồng tính giả” xuất phát từ các tư vấn của bác sĩ Trần Bồng Sơn trong tuyến bài viết: “Thắc mắc biết hỏi ai” nhằm hỗ trợ tư vấn tình cảm, tâm lý, thắc mắc tình dục, sinh lý cho các lứa độc giả của báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh từ khoảng năm 1989 trở đi. Theo đó, bác sĩ Sơn nhận định có 2 loại đồng tính: thật và giả. Thật là bẩm sinh là nam yêu nam, nữ yêu nữ và là bệnh nhưng không thể chữa được. Giả là theo mốt cặp kè với người đồng giới, để được coi là sành điệu, theo trào lưu.
Ở thời điểm những năm 90, thông tin về LGBT rất ít, nhất là ở nước mình khi báo chí không bàn luận nhiều. Và nếu có nhắc thì theo hướng coi đồng tính là bệnh và “nói quá” lên. Bởi vậy, khi một bác sĩ phát ngôn với thái độ cảm thông, chia sẻ sẽ khiến rất nhiều người tin tưởng dẫn đến sự nhận thức sai lầm về LGBT.
Tuy nhiên, bác sĩ Trần Bồng Sơn vẫn thường tư vấn cho các thắc mắc của các bạn LGBT là hãy sống như thế, vì sinh ra như vậy rồi, đừng làm gì thay đổi. Song, đến bây giờ, để đưa ra nhận định và sử dụng thuật ngữ “đồng tính giả” cần phải suy xét lại về tính chính xác và kiểm chứng lại các số liệu cụ thể thay vì việc võ đoán.
![]() |
Theo anh Khánh Bình, hiện tượng đồng tính giả không tồn tại trong xã hội. (Ảnh: NVCC). |
- Vậy tại sao đến bây giờ thuật ngữ “đồng tính giả” đôi khi vẫn xuất hiện?
Bản thân mình thấy có 3 lý do khiến thuật ngữ “đồng tính giả” vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của một số người.
Một là, tiếp cận thông tin về đa dạng tính dục của mỗi nhóm dân cư là khác nhau.
Cũng như quan điểm "đồng tính là bệnh" vẫn tồn tại, bất chấp WHO đã loại bỏ "đồng tính" trong danh sách các loại bệnh từ năm 1990. Quan điểm "có người đồng tính giả", dù không dựa trên nghiên cứu chính thức nào, vẫn tồn tại trong đời sống. Việc mọi người chưa tiếp cận được nhiều các nguồn thông tin về đa dạng tính dục nên cũng có thể hiểu sai lệch đi.
Hai là, nói về tính dục không như làm toán 1+ 1 = 2, không phải là cứ có công thức là ta có thể giải toán cứng nhắc và có thể tiên đoán kết quả. Một người bạn của mình đã từng nói: "Tuyên ngôn về tính dục của một người chỉ đúng với thì quá khứ và hiện tại của họ". Tức là, mỗi cá nhân tự xác định xu hướng tính dục của mình (yêu ai hay có cảm xúc với ai), và họ chỉ có thể xác định được bằng chính những trải nghiệm của mình, tức là trải qua rồi thì mới biết.
Cứ đơn giản như này: Khi một người yêu một người nữ, họ sẽ tuyên bố rằng “Tôi yêu nữ”. Khi mối quan hệ đó kết thúc, bạn ấy gặp một người nam khác và yêu người ấy, bạn ấy hoàn toàn có thể tuyên bố rằng: “Tôi yêu cả nam”. Không ai có quyền phán xét đúng sai giả thật gì hết, vì đó là trải nghiệm, cảm xúc và tình yêu của bạn đó. Chính vì thế, nói cô này hôm nay cặp với gái, nhưng thời gian sau lại thấy lấy chồng, và bảo cô ấy "giả làm đồng tính" để chơi nổi, thì có chăng, ta đang đánh giá phiến diện về tính dục cũng như cả về tư cách đạo đức của cô ấy.
Ba là, cái nhãn về tính dục là của cá nhân mỗi người nhưng nhiều khi chúng ta quên mất điều này, và chúng ta ngồi đặt nhãn cho người khác. Đặt nhãn xong rồi mà thấy họ hành xử khác đi với cái nhãn ta đã đặt, thế là ta nghĩ rằng họ đang “giả vờ”.
- Điều đó có nghĩa rằng thực tế không hề tồn tại cụm từ “đồng tính giả”?
Theo quan điểm cá nhân của mình, “đồng tính giả” tồn tại dưới tư cách một cụm từ, phản ánh quan điểm của một số người khi họ cố gắng lý giải sự thay đổi của những chiếc nhãn của người khác. Nhưng đến thời điểm hiện tại chưa hề có bất cứ một cuộc khảo sát hay nghiên cứu nào ở Việt Nam chứng minh sự tồn tại của “đồng tính giả”. Quan điểm của mình là đừng phán xét “thật, giả” gì ở đây, nếu muốn hiểu rõ về ai đó thì hãy tiếp xúc và hỏi người ta, đừng đoán hay suy diễn.
- Cám ơn anh đã chia sẻ những quan điểm của mình về vấn đề này!
Mai Linh
Theo Đời sống & Pháp lý
Nguồn: vietnammoi.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tăng khả năng tình dục: 45 lời khuyên về các bài tập và loại thực phẩm Thứ Tư, 10/04/2024, 00:00
- Dirty talk là gì? Cách khẩu dâm tinh tế khi quan hệ tình dục Thứ Ba, 09/04/2024, 00:00
- LỢI ÍCH KHI QUAN HỆ BUỔI SÁNG ÍT NGƯỜI BIẾT! Thứ Tư, 20/03/2024, 00:00
- 9 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG VÙNG KÍN BỊ KHÔ BONG DA Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ ĐAU LƯNG KHÔNG - LÀM SAO ĐỂ KHẮC PHỤC? Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- SÙI MÀO GÀ KIÊNG ĂN GÌ VÀ NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHANH KHỎI? Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ GIẢM CÂN KHÔNG - NHỮNG TIẾT LỘ THÚ VỊ Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- Tình dục an toàn sau tuổi 50: ngăn ngừa các bệnh lý lây nhiễm Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục ở bệnh nhân ung thư: Những điều cần biết Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Đau là vấn đề thường gặp khi quan hệ tình dục sau sinh Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
Các tin khác
- Bao nhiêu người vẫn còn “thẳng”? Thứ Năm, 01/06/2017, 16:03
- Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây đau lưng mỏi gối Thứ Hai, 29/05/2017, 09:31
- Điều gì xảy ra với cơ thể khi 'yêu' trước 18 tuổi? Thứ Hai, 29/05/2017, 09:27
- Tìm hiểu bệnh ung thư tuyến tiền liệt là gì? Thứ Bẩy, 27/05/2017, 23:13
- Tập thể hình làm suy giảm khả năng sinh lý? Thứ Bẩy, 27/05/2017, 23:04
- 8 điều bạn có thể chưa biết về việc ngoại tình Thứ Sáu, 26/05/2017, 10:26
- Đàn ông có thực sự vô sinh khi dùng đậu nành? Thứ Năm, 25/05/2017, 11:32
- Thủ dâm nhiều lần ở nữ giới có hại gì không? Thứ Năm, 25/05/2017, 11:18
- TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÁC LOẠI BAO CAO SU Thứ Tư, 24/05/2017, 15:09
- Bằng cách nào mà phim ảnh khiêu dâm phá hủy đời sống tình dục của bạn Thứ Năm, 11/05/2017, 15:59
- Ưu và nhược điểm của thuốc tránh thai hàng ngày Thứ Hai, 08/05/2017, 10:03
- Bệnh tim và đời sống tình dục Thứ Hai, 08/05/2017, 09:37