Xử phạt vi phạm hành chính trong phòng chống HIV/AIDS: vẫn còn nhiều bất cập Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
tamsubantre.org - Bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/10/2011, tuy nhiên, sau vài tháng triển khai, nghị định số 69/2011/NĐ – CP của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS đã gây không ít khó khăn cho người thực hiện. Với mục đích Tăng cường sự tham gia và góp ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật của các thành viên Nhóm hoạt động về luật pháp và HIV, tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên Nhóm hoạt động về luật pháp và HIV với các nhà xây dựng luật trong lĩnh vực HIV/AIDS, tại văn phòng quốc hội số 2, Hoàng Cầu, Hà Nội, bô y tế đã tổ chức hội thảo nhằm làm rõ và hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định 69.
Đến dự hội thảo, ngoài lãnh đạo của trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS, chuyên viên vụ pháp chế - bộ y tế, còn có đại diện của nhiều nhóm người có H như Hương Lúa, Hương Sen…
Theo phản ánh chung của các đại biểu, dù đã có quy định bằng văn bản, tuy nhiên trong quá trình triển khai, nhiều điều luật vẫn gây ra tranh cãi. Trong đó, nổi cộm là các vấn đề liên quan đến việc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm chuyển công tác khác hoặc gây khó khăn để buộc người này phải nghỉ việc với lý do họ bị nhiễm HIV hay trẻ nhiễm HIV (chịu ảnh hưởng từ HIV) không được tiếp nhận ở trường học. Rõ ràng, luật đã quy định rõ ràng đây là những hành vi vi phạm pháp luật và nạn nhân có thể làm đơn kiện người sử dụng lao động ra tòa vì lý do này, tuy nhiên quá trình tranh tụng sẽ gặp rất nhiều khó khăn do không có tang chứng vật chứng và hành vi này là vô cùng khó xác định. Do vậy, cho đến tận thời điểm bây giờ, các luật sư cũng như nhiều cơ quan chức năng khác vẫn chưa thể tìm ra giải pháp hợp lý.
Tương tự như vậy, việc xử lý một người làm lộ thông tin người khác nhiễm HIV cũng vô cùng khó xác định. Hình thức buộc xin lỗi, cải chính về vấn đề này càng nan giải hơn nữa khi các đại biểu đưa ra ví dụ: khi đưa tin 50% số đại biểu mù chữ, tôi bị nhắc nhở và buộc phải đăng lời xin lỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng, thế nhưng lời xin lỗi lại được viết lại là: 50% đại biểu biết chữ. Không những thế, lời cải chính xin lỗi luôn được “ưu tiên” một góc rất nhỏ, khuất tầm nhìn, do đó nó gần như không có tác dụng
Một vấn đề nữa cũng được nhiều người lưu tâm là giám sát chặt chẽ việc sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm và coi đó là bằng chứng phạm tội của người đang lưu giữ. Điều này rõ ràng sẽ cản trở rất lớn đến quá trình làm giảm lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm này nó cũng chưa được giải quyết do chưa có sự thống nhất về cách thức thực hiện giữa bên công an và bên y tế.
Như vậy, mặc dù sau nghị định 69, đã có thông tư hướng dẫn, thế nhưng thực tế những hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích của người có H vẫn chưa được xử lý thích đáng, nhất là trong lĩnh vực y tế khi nhiều ý kiến xác định người có H luôn bị phân biệt đối xử như bị cho nằm ngoài hành lang bệnh viện dù vẫn còn giường bệnh trống hay nếu đi nội soi dạ dày, họ sẽ bị xếp xuống hàng cuối cùng cho dù có đến đầu tiên… Những bất cập này rõ ràng luật vẫn chưa “với tới” được.
Qua buổi hội thảo, những bất cập trong luật cũng như trong nghị định 69 đã được nêu rõ, thế nhưng giải quyết những bất cập này không hề đơn giản. Do vậy, để quyền lợi của NCH được bảo vệ, cần nhiều hơn nữa sự nỗ lực của tất cả các ban ngành, nếu không luật mãi chỉ là văn bản trên giấy tờ.
Thu Phương
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00