WHO: Tầm quan trọng của kỹ năng chăm sóc và thuốc men trong phòng chống HIV/AIDS Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Thuốc men là vũ khí quyết định trong việc phòng chống HIV/AIDS, nhưng nó chỉ là một phần của cuộc chiến này. Chính công tác đào tạo cho những người chăm sóc sức khoẻ mới là điều kiện sống còn của sự thành công. Nhận thức rõ điều đó, mới đây, vấn đề đào tạo cho các nhân viên làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cộng đồng đã được trình bày tại một hội nghị về quyền sở hữu trí tuệ và sức khoẻ cộng đồng ở Manila, Philippin vào tháng 9 vừa qua .
Tổ chức Y tế Thế giới đề ra mục tiêu cung cấp đủ thuốc kháng HIV cho 3 triệu người nhiễm ở các quốc gia đang phát triển vào cuối năm nay. Tính đến đến tháng 6 vừa qua, đã có khoảng 1 triệu người được nhận thuốc. Chương trình vẫn đang tiếp tục được triển khai để có thể cung cấp đủ thuốc cho số người trong kế hoạch nói trên. Tuy nhiên, so với số 6 triệu người đang cần được điều trị trên toàn thế giới hiện nay, con số trên mới chỉ đáp ứng được 1/2 yêu cầu. Vẫn còn một nửa số người không nhận được thuốc của chương trình này.
Karin Timmermans, một nhân viên chuyên trách kỹ thuật của WHO ở Đông Nam Á và khu vực Tây Thái Bình Dương, cho biết chương trình này đang hối thúc các chính phủ và các tổ chức nhân đạo hưởng ứng nhiệt tình hơn nữa:
“Chúng ta còn quá ít thời gian, vì thế cần phải làm nhanh hơn nữa. Chúng ta cũng không nên quá lạc quan để cho rằng cả 3 triệu người trong chương trình đều sẽ nhận được thuốc. Nhưng dù thế nào, chúng ta cũng cần phải làm thật tốt chương trình này".
Cô Timmermans cũng là một thành viên đã tham gia vào hội nghị về quyền sở hữu trí tuệ và y tế công cộng do Tổ chức y tế thế giới và chính phủ Philipin vừa tổ chức với tư cách là một trong những chuyên gia về luật bảo hộ các sản phầm thuốc đã có bằng sáng chế và các chính sách quốc gia. Những quốc gia nghèo thường chỉ có một khoảng thời gian rất eo hẹp dành cho việc tìm kiếm các loại thuốc có bằng sáng chế để điều trị AIDS và các bệnh tật khác, nhưng Timmermans nói rằng một khi những vấn đề trên (sự hưởng ứng của chính phủ các nước, sự công bằng trong phân phối thuốc) được giải quyết thì những khó khăn về mặt thời gian như vậy sẽ không còn là trở ngại nữa.
Một nhiệm vụ khó khăn nữa là việc đào tạo chuyên sâu cho những người làm công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng để đáp ứng việc thực hiện và duy trì các chương trình điều trị, cũng như đảm bảo chắc chắn về nguồn cung cấp thuốc dài hạn. Tổ chức Y tế thế giới ước tính rằng khoảng 100 nghìn người đang làm công tác này sẽ cần phải được đào tạo để quản lý các chương trình điều trị HIV/AIDS.
“Đây không phải là kiểu điều trị ngắt quãng, cho phép bạn điều trị một thời gian rồi ngừng lại, sau đó lại điều trị tiếp” – cô Timmermans nói tiếp. “Ở những nước nghèo, không có đủ hệ thống cung cấp thuốc cho bệnh nhân, đôi khi đó không phải do lỗi của con người mà do cản trở của điều kiện giao thông hay do thời tiết. Và tất cả những vấn đề này cần được coi như là thử thách mà chúng ta cần phải đối mặt".
Chăm sóc những nạn nhân của HIV/AIDS phức tạp hơn một chút so với nhiều vấn đề sức khoẻ khác. Cô Timmermans cũng cho rằng thường thì các bệnh nhân phải sử dụng 3 loại thuốc khác nhau trong cùng một thời gian để tránh việc sự phát triển của virus làm kháng thuốc. Thêm vào đó, một vài xét nghiệm trong phòng thí nghiệm về HIV/AIDS đã cho thấy có nhiều vấn đề phức tạp hơn những điều chúng ta đã biết.
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính cho đến thời điểm này đã có khoảng 30 triệu người bị chết vì HIV/AIDS và có hơn 40 triệu người khác đang mắc căn bệnh này. Một nạn nhân có thể bị nhiễm HIV một thời gian dài trước khi phát bệnh, và các trung tâm điều trị những người này thực sự gặp khó khăn trước sự bùng phát đó. Vùng cận Sahara Châu Phi là nơi HIV hoành hành dữ dội nhất với hơn 28 triệu người nhiễm. Ở châu Á, nơi có số bệnh nhân lớn nhất là Ấn Độ hiện đang có hơn 5 triệu người đang sống chung với HIV/AIDS, và Trung Quốc, theo ước tính cũng có khoảng hơn một triệu người nhiễm.
Sơn Nam - Huyền Minh (Theo VOA)
Lượt xem: 737
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chưa có nhận xét nào
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00