Giao diện chuẩn

Vư?t lên chính m?nh Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Vư?t lên chính m?nh

Một trong những bằng khen của anh Thành (Ảnh: Tiền Phong)

“HIV không phải là một tệ nạn mà sự kì thị, phân biệt đối xử mới là một “tệ nạn”. Bởi nó đi ngược với truyền thống nhân đạo của người Việt Nam”. Đó là lời tâm sự của anh Đồng Đức Thành, người đã vượt qua sự kì thị của xã hội để đến thành công, cũng là người viết rất nhiều bài báo với mong muốn cháy bỏng: giảm bớt sự kì thị của xã hội với người có HIV.

“Tôi đã và đang sống chung với sự kì thị…”

 

Tốt nghiệp trường ĐH Mỏ (Đông Triều – Quảng Ninh), anh gặp phải điều mà lúc đó người ta cho là kinh khủng nhất: nhiễm HIV. Cảm giác sốc và tuyệt vọng, anh thường lang thang quán bar uống rượu, hút thuốc lá thật nhiều “cho đỡ chán”. Anh tâm sự: “Lúc đó, với mình cuộc sống không còn giá trị, ý nghĩa. Mình tuyệt vọng và rơi vào trạng thái trầm cảm triền miên. Ban ngày, vẫn cố tỏ ra tự tin, bản lĩnh nhưng đêm về nằm khóc một mình”.

 

Gia đình, bạn bè cũng không phải là chỗ dựa tinh thần cho anh nữa. Khi đó, bố mẹ không sống với nhau nên anh thấy thiếu tình cảm và khát khao nhận được sự quan tâm. Khi biết anh có HIV, người anh trai tưởng anh sắp chết, hỏi xin ảnh của anh khiến anh càng buồn hơn.

 

Ra đường, người ta hỏi anh những câu như “Mày chưa chết à?”, “Ơ, mày vẫn sống à?”, “Mày sắp chết chưa?”… một cách bình thường. Mấy anh bạn công nhân của anh nghe mọi người nói anh chết, mua vòng hoa đến viếng. Mở cửa ra, anh lặng người đi khi thấy dòng chữ trên vòng hoa “Kính viếng hương hồn anh Đồng Đức Thành, cựu phó hoạt động kĩ thuật”. Nhưng khi bình tâm lại, anh nghĩ rằng đó chỉ là sự hiểu lầm, không đáng trách.

 

Hiện tại, trong xóm trọ vẫn có những người hỏi “Anh Thành gầy thế có bị nghiện không?”. Người ta vẫn nghĩ anh là người chẳng còn quan trọng trong cuộc sống nữa. Biết rằng cái chết chắc chắn sẽ đến nhưng “anh không sợ chết, chỉ sợ lúc ốm đau và tiếc vì mình chưa kịp làm gì”. Sự kì thị và niềm tiếc nuối thôi thúc anh “làm một cái gì đó để thay đổi thái độ của mọi người”.

 

Người thanh niên giàu nghị lực

 

Thời gian đầu, sau khi biết mình có HIV, anh tham gia vào các nhóm đồng đẳng và đi phát bơm kim tiêm, bán bao cao su. Với anh, “bán được một bao cao su tuy không được bao nhiêu tiền nhưng cảm thấy vui và hạnh phúc vì mình đã giúp được một người”.

 

Anh đọc và nghiên cứu những bài báo hay của các phóng viên và học cách viết của họ. Bởi với anh, “Báo chí là một phương tiện truyền thông rất hữu hiệu trong việc giảm phân biệt đối xử”. Anh bắt đầu từ những bài báo viết về những cô gái bán dâm, sau đó là những bài ký, truyện ngắn, phóng sự, nhật ký phóng viên… Anh đã có khoảng hơn 50 tác phẩm được đăng trên các báo Lao động, báo Hạ Long, Tiền Phong, website Tâm sự bạn trẻ… Khi viết những tác phẩm đầu tiên, anh được bạn bè cho mượn sách về nghề báo và chỉ cho một vài “nét cơ bản”. Và bây giờ, khi nói chuyện với tôi về những gì mình đã đạt được, anh vẫn nhắc về họ với một niềm biết ơn và trân trọng.

 

Cũng như bao người thanh niên thành đạt khác, tiếng Anh cũng là một điều quan trọng trong cuộc sống của anh. Anh nói: “Phải học tiếng Anh đủ để có thể trao đổi công việc với những người làm trong các dự án”. Anh kể lại: Cách đây hai năm, trên chuyến bay đến Băng Cốc, anh để ba lô giữa lối đi. Một anh hướng dẫn viên đến gần và nói Stupid! (Ngu quá!). Anh tưởng họ khen nên nói Thanks! (cảm ơn!). Sau này khi hỏi ra mới biết họ chửi mình. Lòng ham học tiếng Anh trong anh trỗi dậy. Anh thường cắt những mảnh giấy nhỏ, một mặt viết tiếng Anh, một mặt viết tiếng Việt và dán ở những nơi dễ nhìn thấy trong phòng để lúc nào cũng có thể học được. 

Đã 13 năm sống chung với HIV nhưng anh Đồng Đức Thành (quê ở Hạ Long - Quảng Ninh) vẫn luôn tự tin và cố gắng hết mình vì công việc.

 

- Năm 2005, anh đạt giải ba báo chí với tác phẩm “Có một phụ nữ anh hùng” do Thông tấn xã Việt Nam tổ chức.

 

- Năm 2006, bút ký chân dung “Người đàn ông sau 57 năm cai nghện” của anh đạt giải ba một cuộc thi viết do Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Chữ thập tổ chức.

 

- Anh đã từng tham gia vào các dự án của các tổ chức phi chính phủ dành cho người có HIV như làm giáo dục đồng đẳng cho dự án Life – gap, tiếp thị xã hội cho tổ chức BKT.

 

- Là người biên tập và hỗ trợ kỹ thuật cho bản tin “Sống chung với HIV” của nhóm “Vì ngày mai tươi sáng” (Hà Nội).

 

- Hiện tại, anh đang là cán bộ dự án Healthy Policy Initiative (sáng kiến chính sách về y tế).

 

Niềm đam mê và quyết tâm học bằng được tiếng Anh của anh càng được nhân lên khi anh nhận rõ “nỗi khổ” của người “kém ngoại ngữ”. Đó là lần ở sân bay Hồng Kông, vì có quá nhiều lối ra vào nên anh không biết nên đi lối nào. Chỉ đến khi anh hỏi to trước đám đông “Có ai nói được tiếng Việt không?” thì một người hướng dẫn viên mới dẫn anh đi đúng đường. Thực tế đã không phủ nhận niềm ham học đó. Hiện tại anh đã có một vốn ngoại ngữ khá tốt. Và tối tối, anh vẫn cố gắng đến lớp học thêm ngoại ngữ mà anh đang học.

Nhà thờ - nơi anh tìm thấy sự thanh thản

Anh từ chối hẹn gặp tôi vào sáng chủ nhật với lý do “anh phải đến nhà thờ”. Sáng chủ nhật nào anh cũng đến nhà thờ. “Những lời trong kinh thánh, lời của Chúa đã dạy cho anh tính vị tha điềm đạm, biết quan tâm và tha thứ cho người khác”. Sau một thời gian làm việc cho các dự án, anh tiếp cận với Chúa và tìm thấy sự thanh thản mỗi khi đến nhà thờ.

 

Nếu như trước đây anh nghĩ “chỉ tốt với những người tốt với mình”, ghét con người và ghét sự kì thị thì sau khi biết đến Chúa, anh thấy “những người đó không đáng trách, họ sợ lây chỉ vì họ chưa thực sự hiểu biết. Khi nghe mọi người nói không tốt về mình anh nghĩ họ cũng là điều bình thường và thậm chí còn cầu nguyện thứ lỗi cho họ. Một lần, khi đọc bài viết về chính mình của hai sinh viên HV Báo chí Tuyên truyền, trong đó có quá nhiều từ dùng không phù hợp, dễ khiến những người có HIV như anh cảm thấy bị tổn thương, anh đã chỉ cho họ thấy với thái độ ân cần và thông cảm.

 

Hiện tại, anh vẫn đang sống và làm việc như những người bình thường khác. Anh cảm thấy mình may mắn và hạnh phúc hơn rất nhiều người có HIV. Anh cũng luôn mong muốn có một sức khỏe tốt và một công việc ổn định. Bởi vì “có như vậy mới giúp được người khác và yên tâm hơn khi ốm đau”.

 

Trong một lần đến thăm nhóm tự lực của những người có HIV, anh đã gặp chị N. Lan (bây giờ là bạn gái, người vợ tương lai của anh), một người con gái giàu tình thương, biết chia sẻ và vị tha. Anh đã tìm thấy tiếng nói chung từ người con gái đó. Họ đã đến với nhau và có một tình yêu thật đẹp.

 

Chúc cho niềm mơ ước mà anh đang ấp ủ - “một tiểu thuyết dài” - sẽ thành hiện thực. Chúc cho cuộc sống của anh và người bạn đời mãi hạnh phúc.

 
Nguyễn Hạnh
Lượt xem: 764

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 24
Lượt truy cập: 35996945

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik