Vui có chừng, dừng đúng lúc Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Truyền thông để các bạn trẻ biết cách phòng tránh AIDS là cần thiết (ảnh minh họa)
“Vui có chừng, dừng đúng lúc” - Đó là khẩu hiệu mà các nhân viên truyền thông phòng, chống AIDS, thuộc dự án truyền thông thay đổi hành vi cho nam sinh viên các trường đại học, nhắc đi nhắc lại khi trò chuyện cùng đối tượng đích.
Từ tháng 3 năm 2007, được tài trợ của PEPFAR/USAID và Pact/Vietnam, Population Services International (PSI) đã phối hợp với Save the Children (Tổ chức cứu trợ trẻ em Mỹ -SC/US) thực hiện dự án Truyền thông kết hợp thay đổi hành vi. Mục tiêu dự án là nhằm thúc đẩy các tiêu chí xã hội hỗ trợ hành vi tình dục an toàn trong giới trẻ và các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Save the Children (SC) phụ trách hợp phần dành cho trường đại học.
Hợp phần đại học tương đương với các hợp phần khác do PSI chủ trì. Các Nhân viên truyền thông trực tiếp (IPC) được Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tuyển dụng được hỗ trợ kỹ thuật từ phía SC để triển khai các hoạt động tiếp cận từng người hoặc từng nhóm nhỏ với các nam sinh viên tại các trường đại học tại những nơi hay tập trung nhiều bạn nam. Các IPC sẽ sử dụng những công cụ và tài liệu truyền thông kết hợp . Hợp phần này đã được triển khai tại Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ.
Hiện nay, trên cả nước có 37 nhân viên truyền thông trực tiếp. Có những bạn đã có vợ, con, có bạn vẫn đang là sinh viên Đại học. Nhưng họ đều có một điểm chung – đó là lòng nhiệt tình nghiêm túc với công tác phòng chống AIDS.

Bạn Mỹ Thẩm – IPC Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Do đặc thù về địa bàn của thành phố Hồ Chí Minh nên IPC bọn mình chỉ tập trung làm truyền thông ở trong khuôn viên trường, kí túc xá và các quán cà phê. Và không chỉ có các bạn sinh viên quen mặt bọn mình mà cả những ông chủ, bà chủ quán cà phê cũng nhớ bọn mình nữa”.
Còn những bạn trẻ ở Hà Nội thì vô cùng hào hứng kể: Đội IPC Hà Nội thường tập trung truyền thông ở một khu vực, “quét sạch” chỗ này rồi mới chuyển sang chỗ khác. Thôn Tu Hoàng là một thôn tập trung đông đúc các bạn sinh viên trường Đại học Công nghiệp. 10 IPC Hà Nội ngày nào cũng có mặt ở đấy, trong suốt 2 tháng trời. Các bạn sinh viên ở làng quen mặt, chào anh chị “HIV”, còn người dân thì vui vẻ “chúng nó tuyên truyền HIV đấy”. Tất cả đều xem chúng tôi như những người thân quen. Có hôm, các bạn sinh viên cứ nhất quyết mời anh chị ở lại ăn cơm bằng được bởi “tối rồi mà các anh chị chưa ăn thì sẽ đói lắm”.
Không chỉ “nổi tiếng” về công tác phòng, chống AIDS ở các trường thực hiện dự án, các nhân viên truyền thông cũng được bạn bè biết đến rất nhiều ở “chùa nhà”. Bạn Thu Trang – sinh viên lớp phát thanh K26, học viện Báo chí tuyên truyền cho biết: “Cả lớp biết Nghĩa làm công tác truyền thông phòng, chống AIDS, và càng khâm phục bạn ấy hơn khi Nghĩa đã thuyết phục được cả lớp có cái nhìn thân thiện với người nhiễm HIV, coi Bao cao su là một thứ hết sức bình thường. Chắc bạn sẽ bất ngờ vì các bạn gái lớp mình còn xin Nghĩa bao cao su để về tuyên truyền cho xóm trọ của mình đấy.
Các IPC ở Cần Thơ thì đã quen thuộc với các bạn sinh viên, nhất là sau cuộc thi hiểu biết về HIV được tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh. Những cái tên như “Hậu HIV”, “Tiến HIV” hay “Vũ HIV” không làm các bạn thấy ngại, mà hơn thế còn làm tăng thêm niềm vui cho các bạn. Hậu chia sẻ: “Truyền thông là quá trình lặp đi lặp lại. Các bạn nhớ mình là nhân viên truyền thông về HIV, các bạn sẽ nhớ những thông điệp bọn mình đã gửi đến họ. Bọn mình không có ai nhiễm HIV nhưng cái “đuôi HIV” sau mỗi cái tên khiến bọn mình tự hào: mình đang làm một việc có ích cho xã hội”.
Thuỳ Nhi
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00