Tuổi già cũng phải cảnh giác với HIV Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Bệnh nhân AIDS đang làm thiệp với một ma-xơ tại Bệnh viện nhân ái
Chồng bà Lý hiện đã vào giai đoạn AIDS. Mặc dù ông là người rất chung thủy với vợ, không có tính trăng hoa nhưng có một vài lần dưới sự lôi kéo của bạn bè ông đã "ham vui" mà không phòng bị gì cả. Sau đó ông thấy sức khỏe không có gì đổi khác nên cũng quên đi. Đến giờ ông cũng không nhớ nỗi mình đã quan hệ với ai và vào thời gian nào. Do đó, ông không biết ai đã lây HIV cho ông và chỉ hiểu rằng ông chính là người đã truyền virus chết người cho vợ.
Suốt đời chỉ biết có công việc nội trợ nhưng đến tuổi gần 60 bà Khương lại nhận được kết luận nhiễm HIV. Thủ phạm truyền bệnh cho bà cũng chính là người chồng mà bà suốt đời chung thuỷ. "Là tài xế nên ông ấy thường xuyên xa nhà. Nay đã lớn tuổi, từ giã tay lái để ở nhà bù đắp cho vợ thì mới hay ông ấy bị nhiễm HIV từ hồi nào. Tới giờ ông ấy mới thú nhận, đôi khi có tìm đến với các "cô gái đường xa" để đỡ buồn, nhưng chưa bao giờ quan tâm đến việc dùng bao cao su bảo vệ. Giờ có trách ông ấy cũng đã quá muộn", bà tâm sự.
Các chuyên gia tư vấn về HIV/AIDS cho biết, hiện nay có những người lớn tuổi (trên 50 tuổi) mới phát hiện ra mình bị nhiễm HIV. Họ chỉ phát hiện ra mắc căn bệnh thế kỷ khi đến bệnh viện vì mang một bệnh khác. Và trước đó họ đã vô tình lây cho người thân của mình.
Theo bà Lê Thị Dung, chuyên gia tham vấn HIV/AIDS tại Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe TP HCM, trước đây trong truyền thông phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS các nhà chuyên môn chỉ tập trung vào nhóm nguy cơ cao như tiêm chích ma túy, người bám dâm. Rồi sau đó người ta quan tâm tới hành vi nguy cơ cao như tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục không áp dụng biện pháp an toàn... Và đối tượng được tuyên truyền chỉ tập trung vào những người trẻ tuổi. "Có lẽ vì thế mà những người có tuổi hoặc trung niên đã lơ là mất cảnh giác", bà Dung nói.
Hiện các chuyên gia trong lĩnh vực tuyên truyền khá quan tâm tới những hoàn cảnh nguy cơ. Họ kêu gọi mọi người luôn cảnh giác trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bởi bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Nếu một người đã lỡ có hành vi nguy cơ nên lập tức đi tham vấn để hiểu biết đúng về tình trạng của mình. Nếu nhà tham vấn cho rằng cần thiết thực hiện xét nghiệm thì cần đi xét nghiệm để được đánh giá đúng tình trạng sức khỏe. Trong trường hợp đã bị nhiễm HIV dương tính, cần có biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho người thân. Đồng thời biết cách gìn giữ cho bản thân không tiếp nhận thêm virus HIV vào người.
Người bị nhiễm HIV nếu phát hiện ở giai đoạn cận AIDS thì còn khả năng điều trị để kéo dài thời gian mạnh khỏe. Nhưng nếu đã vào giai đoạn AIDS thì hệ thống miễn dịch đã gần như bị suy sụp hoàn toàn. Do đó việc điều trị hầu như là không thể. Ở người trên 50 tuổi khi đã nhiễm HIV, thời gian chuyển sang bệnh AIDS rất nhanh vì lúc ấy khả năng miễn dịch cơ thể đã suy giảm đáng kể.
Võ An
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00