Trung Quốc, AIDS đã vượt ra ngoài phạm vi các nhóm có nguy cơ Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Trung Quốc đang có nguy cơ bùng phát đại dịch AIDS giống như Châu Phi Tại nước này, AIDS đã lan rộng ra ngoài phạm vi những nhóm đối tượng có nguy cơ cao như: nhóm tiêm chích ma túy, nhóm mại dâm và nhóm tình dục đồng giới. Vậy HIV đã lây lan như thế nào?
“Mỗi ngày có khoảng 190 trường hợp nhiễm mới HIV. Ở những khu vực có nguy cơ cao, gần 1% phụ nữ mang thai đang chịu ảnh hưởng bởi HIV. Đó là một tỉ lệ rất cao. Đại dịch HIV/AIDS đang lan rộng”, Hao Yang , Phó Tổng giám đốc Cục Y tế Dự phòng thuộc Bộ Y tế Trung Quốc đã phát biểu như vậy trong buổi trả lời phỏng vấn của phóng viên hãng Reuters.
Châu Phi là khu vực có tỉ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao nhất thế giới và HIV lây lan chủ yếu là qua đường quan hệ tình dục khác giới. “Bây giờ chúng tôi cũng giống như Châu Phi. Năm ngoái, chúng tôi phát hiện 48% trường hợp nhiễm mới đều qua đường quan hệ tình dục, như vậy rõ ràng HIV đã không chỉ còn tập trung vào những nhóm nguy cơ cao nữa”, Ông Hao nói.
Để ngăn chặn tình trạng này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã yêu cầu tất cả các khu vui chơi giải trí phải cung cấp bao cao su, đồng thời, mở rộng hệ thống y tế địa phương để cung cấp methadone (thuốc thay cho morphin hoặc heroin) để giúp những người sử dụng ma túy thay đổi thói quen.
Ông Hao cũng cho biết thêm, với “650.000 người Trung Quốc sống chung với HIV/AIDS đang được điều trị, dòng thuốc đầu tiên cần được quản lý chặt để đảm bảo an toàn đối với người sử dụng, nhưng một số người không hiểu tầm quan trọng của việc làm này nên có thái độ chống đối. HIV biến đổi rất nhanh và bệnh nhân nếu sử dụng thuốc không đúng số lượng và thời điểm sẽ dễ dẫn tới hiện tượng kháng thuốc. Điều này cũng xảy ra khá phổ biến ở Trung Quốc”.
Rất nhiều bệnh nhân tùy tiện sử dụng thuốc, các bác sĩ phải mất nhiều thời gian để giải thích cho họ tầm quan trọng của việc tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị đối với sức khỏe và cuộc sống của họ”.
Các nhân viên y tế từ 60 xã trong khu vực đã tập hợp tại Bắc Kinh tuần này để nghe nguyện vọng của những người sống chung với HIV, trong một diễn đàn tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.
Nhu cầu vể thuốc
Những người nghiện ma túy có HIV quan tâm tới vấn đề kháng thuốc sau một vài năm sử dụng và có thể họ sẽ cần đến “dòng thuốc thứ 2” nhưng có rất ít những loại thuốc mạnh như vậy được cho phép sử dụng ở Trung quốc. Chính vì vậy, những người này đang đứng trước sự lựa chọn khó khăn, hoặc là chấp nhận những tác dụng phụ của thuốc hoặc là cái chết.
“Chúng tôi phải chuẩn bị cho điều này. Hiện nay, chúng tôi đang thảo luận với những công ty dược nước ngòai. Trong một thời gian ngắn nữa, chúng tôi sẽ kỹ kết một số điều khoản với các công ty này để họ cung cấp cho chúng tôi những loại thuốc mới”, Ông Hao nói.
Bắc Kinh vẫn đang trao đổi với những công ty dược như Abbott và Gilead Sciences… để nhập dòng thuốc thứ 2. Hao nói, “Abbott sẽ quyết định cho sự ra đời của dòng thuốc thứ hai mang tên Kaletra”.
Bắc Kinh và Abbott đang thương lượng về giá cả. Theo Ông Hao, mức giá hiện nay vẫn còn quá cao đối với Trung Quốc và ông ta kêu gọi những công ty thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội bằng sự hỗ trợ tài chính cho vấn đề này. Bắc Kinh đang cố gắng cung cấp thuốc miễn phí cho những công dân của mình nhưng những người trong cuộc nói, họ chỉ nhận được rất ít lợi ích từ chính sách đó.
HIV/AIDS đã từng là một vấn đề gây đau đầu nhiều nhất cho những nhà lãnh đạo Trung Quốc từ năm 1980 đến 1990 khi mà hàng trăm nghìn nông dân nghèo khó chịu hậu quả bởi những chai máu không sạch. Chuyện là của quá khứ nhưng hậu quả là có tới 75.000 đứa trẻ sống trong cảnh mồ côi và một vài trong số chúng cũng đã mang trong mình loại vi rút chết người ấy. Những người không may mắn đã sống những ngày tháng nặng nề trong bóng tối của sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Bài học đau lòng đó là một lời cảnh báo đối với công tác phòng chống HIV/AIDS ở Trung Quốc trong tình hình hiện nay.
Quốc Khánh (Theo Reuters Health)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00