Tình dục và HIV/AIDS Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
![Tình dục và HIV/AIDS Tình dục và HIV/AIDS](https://tamsubantre.org/media/news/g-1209105970_img.jpg)
Làm sao để an toàn trong tình dục?
Có nhiều hành vi quan hệ tình dục (trong phạm vi phần này chỉ đề cập đến hành vi quan hệ tình dục không an toàn hoặc không có biện pháp bảo vệ), mỗi hành vi lại tiềm ẩn một nguy cơ lây nhiễm HIV cao hoặc thấp khác nhau. Các hành vi sau đây được sắp xếp theo thứ tự nguy cơ lây nhiễm từ cao đến thấp.
Về cấu tạo sinh học, niêm mạc trực tràng và vùng da quy đầu dương vật thường rất mỏng, dễ bị trầy xước hoặc tổn thương khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Lúc này những tổn thương sẽ là cửa mở cho các loại các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) và HIV có trong tinh dịch và máu của người này xâm nhập vào máu người khác. Quan hệ tình dục qua đường hậu môn vì thế có nguy cơ lây nhiễm STI và HIV rất cao.
Quan hệ qua đường âm đạo: Mặc dù nguy cơ thấp hơn so với quan hệ qua đường hậu môn nhưng quan hệ đường âm đạo là đường lây HIV phổ biến nhất trên thế giới. Cơ hội của một người nam đã nhiễm HIV lây truyền HIV cho bạn tình nữ chưa nhiễm là lớn hơn chiều ngược lại vì vùng niêm mạc trong âm đạo người nữ, nơi virut xâm nhập vào cơ thể có diện tích lớn hơn và dễ bị tổn thương hơn so với vùng quy đầu dương vật.
Quan hệ qua đường miệng: Xác suất lây qua quan hệ đường miệng thấp hơn nhiều. Đã có một số bằng chứng khẳng định HIV có thể lây qua quan hệ tình dục đường miệng nhưng khả năng này rất ít. Việc lây nhiễm chỉ có thể xảy ra khi người đó đang bị chảy máu lợi hoặc có vết thương trong miệng, và nguy cơ mắc bệnh ở người nhận cao hơn người cho. Tuy nhiên, những loại STI khác như chlamydia, lậu, herpes và giang mai rất dễ lây truyền qua tình dục đường miệng.
Cách “phòng thủ” tuyệt đối nhất để không bị nhiễm HIV qua đường tình dục là KHÔNG QUAN HỆ TÌNH DỤC. Tuy nhiên, đối với rất nhiều người điều này là KHÔNG THỂ.
Phương pháp an toàn thứ hai là QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÔNG GIAO HỢP. Đây là kiểu quan hệ tình dục thông qua ôm hôn, vuốt ve và đôi khi kết hợp cả lời nói. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để áp dụng phương pháp này nhiều lần.
Chỉ nên quan hệ tình dục không dùng bao cao su khi có sự chung thủy từ cả hai phía và biết chắc cả hai không bị nhiễm HIV.
Hôn và ôm: những hành vi này không làm cho virut từ máu hoặc tinh dịch của người nhiễm xâm nhập vào cơ thể của người kia được.
Muỗi đốt: HIV không tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người. Ngoài ra muỗi không hút máu của người này và nhả vào cơ thể của người kia - chúng hút máu và "tiêu hóa" máu.
Dùng chung bồn tắm với người nhiễm HIV: Vì dịch tiết của người nhiễm không thể đi vào cơ thể người không nhiễm qua bồn tắm được.
Dùng chung bàn chải răng với người nhiễm HIV: Hầu như chưa bao giờ xảy ra tình trạng nhiễm HIV do dùng chung các vật dụng trong gia đình. HIV không thể tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người. Sau khi ra khỏi cơ thể của người nhiễm, virut phải tìm cách đi vào cơ thể người khác ngay thì mới sống được - điều này không thể xảy ra nếu không có quan hệ tình dục hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm.
Dùng chung dao cạo râu và các vật dụng sắc nhọn khác: Trên lý thuyết, nếu có máu tươi dính vào dụng cụ sắc nhọn và ngay sau đó dụng cụ này được một người không nhiễm sử dụng hoặc người này bị đâm ngay thì nguy cơ lây nhiễm có thể xảy ra. Tuy nhiên trên thực tế, chưa ai bị nhiễm theo cách này. Nhưng để an toàn chúng ta nên khuyên người nhiễm không dùng chung dao cạo râu với người khác.
Các tiếp xúc thông thường khác: tất cả các kiểu tiếp xúc thông thường như cùng ăn uống, mặc chung quần áo, bơi chung bể bơi, ở cùng nhà, ngủ chung giường (tất nhiên là không quan hệ tình dục), làm việc cùng cơ quan, dùng chung nhà vệ sinh, cắt tóc… không làm cho ai bị nhiễm HIV.
Hải Vương
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00