Tin vui đầu năm: PEPFAR và khu vực Caribê đẩy mạnh sự quan tâm đối với những trường hợp bị nhiễm HIV mới Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

tamsubantre.org - Sự gia tăng về số lượng trường hợp nhiễm HIV/AIDS mới mỗi năm đã trở thành mối quan tâm sâu sắc của các cán bộ y tế trên toàn cầu.
Bác sĩ Donville Innis, Bộ trưởng Bộ Y tế, đã phát biểu tại cuộc họp thường niên đầu tiên của chương trình hợp tác giữa khu vực Caribê và Hoa Kỳ trong Kế hoạch Cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR), được tổ chức tại khách sạn Hilton Barbados, rằng: những năm vừa qua, các quốc gia ở khu vực Caribê đã có những bước tiến to lớn trong việc cải thiện công tác phòng chống, chăm sóc và điều trị cho những trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS và những người chịu ảnh hưởng của HIV/AIDS. Mặc dù số lượng các trường hợp nhiễm HIV/AIDS và các trường hợp chịu ảnh hưởng của HIV/AIDS ở Caribê nhỏ hơn so với nhiều “điểm nóng” khác trên toàn cầu, tuy nhiên, nền kinh tế của Caribê là một nền kinh tế yếu ớt và Caribê lại là khu vực có tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS lớn thứ hai trên thế giới nhưng Caribê lại trở thành một khu vực mạnh mẽ trong cuộc chiến toàn cầu chống đại dịch HIV/AIDS. Theo ông, có tới 21 quốc gia Caribê đang thực hiện chiến lược quốc gia về phòng chống HIV/AIDS từ năm 2006, nhưng cơ sở hạ tầng của các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ quốc gia ở nhiều nước còn chưa được trang bị đầy đủ để giải quyết các thách thức của cá nhân và xã hội đặt ra trong đại dịch này. Do vậy, cần thiết phải có những nỗ lực lớn hơn để cải thiện tình trạng này.
Brent Hardt, Đại sứ của Hoa Kì ở Barbados và Miền Đông Caribê, đã nhấn mạnh với các thành viên tham gia trong cuộc họp rằng, những sự đóng góp, những ý kiến của họ, sứ mệnh cũng như chuyên môn của mỗi người sẽ tạo nên hiệu quả trong việc thực hiện chương trình và tiếp tục hỗ trợ để xây dựng những hệ thống pháp lý thụân lợi và các chính sách chăm sóc sức khoẻ thích hợp.
Chương trình PEPFAR ra mắt vào năm 2003, cho tới nay đã điều trị cho hơn 2 triệu người bị nhiễm HIV, hỗ trợ chăm sóc cho khoảng 10 triệu người và ngăn chặn khoảng 7 triệu trường hợp lây nhiễm mới. Điều đó thể hiện sự cam kết lớn nhất trong lịch sử của một quốc gia về việc phòng chống HIV/AIDS. Chương trình sẽ cung cấp hơn 100 triệu USD trong 5 năm để nâng cao năng lực của các chính phủ ở các quốc gia nhằm phát triển và duy trì bền vững, toàn diện, hiệu quả các chương trình quốc gia về phòng chống HIV/ AIDS.
Những ý kiến phát biểu trên thể hiện mối quan tâm cũng như sự nỗ lực của nhiều cá nhân hay các tổ chức trên thế giới trong cuộc chiến phòng chống đại dịch HIV/AIDS.
Kiều Thu Hiền (Theo Nationnews.com)
Lượt xem: 1255
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chưa có nhận xét nào
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00