Tìm hiểu phương pháp lọc rửa tinh trùng cho các cặp vợ chồng có HIV Thứ Năm, 16/11/2023, 14:00
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mận - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, tư vấn và điều trị trong lĩnh vực Sản Phụ khoa.
Sinh con chính là nhu cầu cơ bản nhất của con người nói chung và cả những người nhiễm HIV nói riêng. Lọc rửa tinh trùng là phương pháp được thực hiện nhằm mục đích lựa chọn tinh trùng để bơm vào tử cung của người phụ nữ hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Phương pháp này giúp cho tăng cường khả năng thành công cho các ca hỗ trợ sinh sản. Liệu phương pháp này có thể áp dụng cho các cặp vợ chồng có HIV hay không?
1. Lọc rửa tinh trùng cho các cặp vợ chồng có HIV có loại bỏ được hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm HIV cho con?
Đối với những cặp vợ chồng bị nhiễm HIV muốn có con cần có sự tư vấn và trợ giúp từ các chuyên gia y tế để tránh tình trạng đứa trẻ sinh ra không đảm bảo sức khỏe hoặc có thể trở thành gánh nặng cho xã hội.
Người mẹ bị lây nhiễm HIV có thể truyền sang con. Trước đây, người bị nhiễm HIV bị ngăn cản có thai và sinh đẻ, tuy nhiên hiện nay, nhờ vào sự phát triển vượt bậc của nền y học hiện đại, những người nhiễm HIV vẫn có thể kéo dài sự sống một cách khỏe mạnh. Hiện nay, HIV được xem như một căn bệnh mãn tính có thể được kiểm soát.
Nếu người đàn ông bị nhiễm HIV có thể sinh con an toàn nếu họ thực hiện lọc rửa tinh trùng rồi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, sau khi thành phôi thì cấy vào cơ thể của người vợ.
Thực tế ở Việt Nam, những người nhiễm HIV không được khuyến khích sinh con mặc dù không cấm.
2. Thực hiện phương pháp lọc rửa tinh trùng có thể làm giảm nguy cơ cho con của bạn
Tinh trùng được cho vào một hóa chất có sẵn (môi trường nuôi cấy tinh trùng) rồi được đưa vào máy quay ly tâm. Nhờ sự tác động của lực ly tâm, tinh trùng khỏe sẽ đi về một phía, tinh trùng yếu, dị dạng và tinh tương sẽ đi về một phía. Nếu trong tinh tương có virus HIV thì cũng sẽ bị tách ra khỏi tinh trùng. Bằng phương pháp ly tâm, virus HIV có thể được loại bỏ, giống như các mầm bệnh hay độc tố khác có trong tinh tương. Tuy nhiên, liệu phương pháp này có đạt được hiệu quả hoàn toàn 100% hay không thì chưa thể khẳng định. Bởi virus HIV có thể tồn tại trong chính tế bào tinh trùng chứ không phải ở trong tinh tương thì việc lọc rửa này cũng chỉ là vô ích, đứa trẻ có thể vẫn sẽ bị nhiễm virus HIV.
Lọc rửa tinh trùng là kỹ thuật loại bỏ tinh tương nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho con chứ không loại bỏ được hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm. Đây cũng không phải là phương pháp an toàn tuyệt đối. Có tới 5% nguy cơ mẫu tinh trùng dương tính sau khi lọc rửa tinh trùng.
Lọc rửa tinh trùng dù chưa đạt được hiệu quả 100% nhưng sự có mặt của phương pháp này đem lại nguồn hy vọng lớn cho những cặp vợ chồng bị nhiễm HIV.
Sau khi được cung cấp đầy đủ thông tin về sức khỏe và nguy cơ lây nhiễm, các cặp vợ chồng bị nhiễm HIV có thể tự đưa ra quyết định có nên có con hay không bởi đây là quyền chính đáng của tất cả các cặp vợ chồng.
3. Điều kiện để các cặp vợ chồng có HIV có thể thực hiện phương pháp lọc rửa tinh trùng
Hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp lọc rửa tinh trùng chỉ áp dụng đối với những cặp vợ chồng có chồng bị nhiễm HIV và vợ không bị nhiễm HIV.
Người vợ cần được theo dõi để loại trừ khả năng bị HIV giai đoạn cửa sổ hay không, nghĩa là xét nghiệm HIV âm tính sau 6 tháng kể từ lần xét nghiệm âm tính đầu tiên. Trong tất cả các lần quan hệ tình dục, vợ chồng phải dùng bao cao su.
Người vợ cần thực hiện một số thăm dò như chỉ định chụp tử cung vòi trứng, người chồng cần thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ. Nếu vòi trứng của người vợ thông thì có thể thực hiện lọc rửa tinh trùng rồi bơm vào buồng tử cung của người vợ.
Đối với những cặp vợ chồng bị nhiễm HIV, để có con một cách an toàn và mạnh khỏe, cần phải đến các cơ sở y tế uy tín để có được sự tư vấn từ các nhân viên y tế về vấn đề sinh sản, khả năng thành công cũng như lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra đối với đứa trẻ, đồng thời các cặp vợ chồng cũng cần phải có sự chuẩn bị về mặt chi phí điều trị nếu quá trình này diễn ra lâu dài.
Nguồn Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 1 Thứ Ba, 02/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Có nên tiêm hormone giảm ham muốn khi vợ mang thai không? Thứ Năm, 16/11/2023, 12:00
- Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không? Những điều cần lưu ý Thứ Sáu, 10/11/2023, 14:00
- TÌNH DỤC NHIỀU CHƯA CHẮC KHIẾN BẠN HẠNH PHÚC Thứ Sáu, 10/11/2023, 13:00
- Ra máu báo bao lâu thì chuyển dạ? Máu báo sắp sinh nhiều hay ít? Thứ Sáu, 10/11/2023, 13:00
- Đau ngực khi mang thai kéo dài bao lâu, cách giúp giảm khó chịu là gì? Thứ Sáu, 10/11/2023, 13:00
- Góc giải đáp thắc mắc: Máu báo thai có chất nhầy hay không? Thứ Sáu, 10/11/2023, 12:00
- ĐÀN ÔNG 40 TUỔI CÓ NÊN CẮT BAO QUY ĐẦU KHÔNG? Thứ Năm, 09/11/2023, 14:00
- Đàn ông có hết tinh trùng được không? Thứ Năm, 09/11/2023, 14:00
- MÃN KINH NAM - DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH CẢI THIỆN HIỆU QUẢ Thứ Năm, 09/11/2023, 13:00
- Các rối loạn tâm lý thường gặp ở nam giới tuổi mãn dục Thứ Năm, 09/11/2023, 12:00
- CON GÁI THỦ DÂM VÌ ĐÂU, CÓ NGUY HẠI GÌ KHÔNG? Thứ Sáu, 03/11/2023, 16:00
- Chuyên gia giải đáp: Thai ngoài tử cung thử que có lên vạch không? Thứ Sáu, 03/11/2023, 14:00