Thức dậy sau 100 năm đông lạnh Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Ảnh minh hoạ
Tình cờ đọc bài báo: “ Con người có thể “thức dậy” sau 100 năm được đông lạnh”, tác giả Trần Thanh Phong, phỏng theo Pravda, báo An Ninh Thế Giới, số 538, ra ngày thứ bảy (ngày 25-3-2006), chuyên mục khoa học kĩ thuật hình sự trang 25; bài báo cho biết: “các nhà khoa học có thể phát minh công nghệ hỗn hợp lạnh không đóng băng để bảo quản các xác ướp trong nhiều thế kỉ. Các bệnh tật như là ung thư và AIDS hiện nay thuộc loại nan y, tuy nhiên y khoa có thể chữa trị thành công được
Đây đúng là một tin mừng của khoa học, của loài người. Những phát minh, những sáng kiến mới tập trung vào việc trợ giúp con người trong y học nói chung và trợ giúp những người bệnh nan y hiểm nghèo nói riêng đã làm sáng lên một tia hi vọng kéo dài sự sống cho những người mắc phải những căn bệnh đó. Không chỉ những người bị bệnh, những người có người thân hiện đang mắc bệnh mà ngay cả những người không bị nhiễm những chứng bệnh đó trong thời điểm hiện tại cũng có cảm giác vui lây, vui vì con người ngày càng có những khám phá, những phát minh, phát kiến có ích, phục vụ cho chính bản thân cộng đồng, và cũng vui vì không ai dám chắc trong thời gian tồn tại của mình lại không mắc phải bất cứ một căn bệnh nan y nào mà hiện chưa có thuốc chữa!
Ung thư tồn tại cách đây hàng trăm năm, AIDS xuất hiện và là vấn nạn toàn cầu kéo dài cả mấy thập niên có lẻ. Hiện tại, mặc dù đã có những tiến bộ vượt bậc trong điều trị, các bệnh này vẫn được xếp vào nhóm “nan y”. Con người, hễ biết mình đang mang trong mình mầm mống những căn bệnh tai quái này, thường sẽ có tư tưởng của người đang mang án “tử hình”!
Vậy mà may thay, tin vui đến đối với loài người thật bất ngờ, loài người giờ đây có thể kéo dài sự sống của mình, không chỉ một hai ngày, một hai năm, mà là…hàng trăm năm; kéo dài sự sống cho đến khi loài người có thể tìm ra thuốc để chữa trị những căn bệnh hiện chưa có thuốc chữa, và được sống tiếp những năm thọ còn lại của mình trong sự khoẻ mạnh, trong tâm lý thoải mái không phải lúc nào cũng nơm nớp lo lắng sự ra đi.
Tuy nhiên, dường như điều gì cũng luôn có mặt trái của nó. Cái tin vui đến với con người ở đây cũng vậy; trái khoáy lắm thay!
Hãy thử tưởng tượng xem, bạn đang mang trong mình chứng bệnh nan y hiểm nghèo chưa có thuốc chữa , và người ta nói với bạn rằng: bạn đừng lo, khoảng trăm năm nữa con người sẽ tìm ra thuốc để chữa trị nó, đòi lại cho bạn quyền sống mạnh khoẻ và bạn sẽ được chữa trị sau một giấc “ngủ dài” chờ đến khi thứ thuốc thần diệu được tìm ra và mang lại cho bạn sự sống. Vâng, được sống, và được sống đến tận hàng trăm năm sau, ai mà không muốn, nhưng đâu phải là một vấn đề đơn giản? Vấn đề chính là liệu bạn có tưởng tượng được rằng khi bạn sẽ sống lại sau một trăm năm nữa thì mọi điều sẽ như thế nào không? Trong khi xã hội luôn phát triển không ngừng, sự vận động đến chóng mặt làm cho bạn chỉ cần một ngày ngồi ở nhà và không làm gì, không có một thông tin nào được cập nhật, bạn đã có cảm giác mình trở thành người lạc hậu ngay trong ngày hôm sau rồi. Vậy nếu bạn ngủ dài hàng thập kỉ, thậm chí là hàng thiên niên kỉ, điều gì sẽ xảy ra khi bạn tỉnh dậy? Bạn có được một cuộc sống như thế nào đây? Bạn là ai trong nhóm con cháu đầy xa lạ đã ngày ngày chăm sóc và chờ mong sự sống dậy của ông/bà tổ của chúng như một phép màu nhiệm? Bạn được chứng kiến sự phát triển của xã hội sau hàng trăm năm, nhưng trong sự chứng kiến đó, bạn sẽ như thế nào? Liệu bạn có đủ khả năng để bắt kịp những sự thay đổi mà bản thân bạn ở thời kì này thậm chí bạn có thể chưa bao giờ tưởng tượng đến được? Hay bạn chỉ là một đứa trẻ to đầu ngỡ ngàng hết cái nọ đến cái kia và không thể thích ứng được với nhịp sống mà bạn chưa hề biết đến?
Chúng ta có quyền kì vọng vào kết quả của nghiên cứu, nhưng đúng là cũng còn nhiều vấn đề mang tính nhân văn cần suy nghĩ. Liệu có bao giờ bạn nghĩ rằng: thà được sống chỉ một ngày thôi với những điều mà tôi đang có, đang hiện hữu, đang thấu hiểu tôi, còn hơn sống dài hàng trăm năm bằng một cuộc sống thực vật và đến khi được sống thật, có gì dám chắc rằng tôi sẽ thiết tha với cuộc sống thật đó? Tất nhiên câu trả lời tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00