Thử nghiệm ở khỉ và những khả thi trong nghiên cứu vắc xin AIDS Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Cuộc thử nghiệm đã cho thấy những thông tin rất quan trọng về cách thức virus AIDS tấn công hệ miễn dịch ra sao và cách thức theo dõi tình trạng sức khoẻ ở người bệnh như thế nào.
Bác sĩ Norman Letvin thuộc trường y Harvard ở Boston, người hỗ trợ dẫn đầu nghiên cứu, trong cuộc trả lời phỏng vấn qua điện thoại nhận xét: “Loại vắc xin kiểu này có vẻ không ngăn chặn được lây nhiễm”. Những hiệu quả cụ thể của vắc xin đó là sẽ giúp người bệnh sống lâu hơn mà không phải chịu cảnh ốm đau, bệnh tật.
Bản nghiên cứu trên được Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh của Mỹ công bố 25 năm sau ngày phát hiện ca nhiễm AIDS đầu tiên đã nhấn mạnh tới thách thức lớn nhất của đại dịch thể kỷ - đó là làm thế nào có thể ngăn ngừa lây nhiễm.
Vào những năm 1980, rất nhiều nhà nghiên cứu y học cho rằng, bào chế một loại vắc xin phòng ngừa virus là rất đơn giản. Nhưng với hơn 3 tỉ đô la Mỹ phải chi dùng sau đó mà vẫn chưa ai có được một loại vắc xin thực sự hiệu quả, dù rằng hiện nay vẫn có hơn 30 loại khác nhau đang trong những giai đoạn thử nghiệm ở người.
Vấn đề là ở chỗ, virus HIV lại chỉ tấn công các tế bào miễn dịch chuyên trách bảo vệ cơ thể khỏi lây nhiễm. Loại virus này thường xuyên biến đổi và trở thành mục tiêu di động cực kỳ khó nắm bắt.
Đội nghiên cứu của ông Letvin đã tiêm vắc xin cho những chú khỉ chống lại virus gây suy giảm miễn dịch ở loài khỉ hay còn gọi là SIV. Dùng khỉ trong nghiên cứu và những phiên bản virus AIDS ở khỉ chính là cách thức được coi là mô hình gần gũi nhất với các lây nhiễm HIV ở người.
Hầu hết các vắc xin đều hướng tới mục đích kích thích cơ thể sản sinh kháng thể, điều này sẽ giúp hệ miễn dịch của cơ thể có khả năng chống lại những virus và vi khuẩn lạ xâm nhập cơ thể. Nhưng giải pháp này chẳng có tác dụng gì với virus HIV.
Các nhà khoa học cho rằng còn có một kiểu miễn dịch thứ hai, gọi là kiểu miễn dịch gián tiếp tế bào, đây là loại miễn dịch cần thiết để chống lại virus HIV. Đội nghiên cứu của ông Letvin đã thử nghiệm một loại vắc xin giúp tạo ra một phản ứng miễn dịch của những tế bào có tên là tế bào T.
Gấp ba khoảng thời gian sống
Những con khỉ được tiêm vắc xin SIV có thể sống lâu hơn rất nhiều nếu sau đó chúng nhiễm phải virus HIV, chúng có thể sống tới 900 ngày. Trong khi đó, những con khỉ không được tiêm vắc xin thì chết sau đó trung bình trong khoảng 300 ngày. Đội nghiên cứu của ông Letvin đã công bố kết quả trên trong ấn phẩm Tạp chí khoa học hôm thứ sáu tuần qua.
Ông Letvin nói: “Có hai loại vắc xin dành cho người giống với loại vắc xin này đang được thử nghiệm ở giai đoạn cao hơn. Một loại do Viện nghiên cứu y tế quốc gia của Mỹ bào chế và loại kia do hãng dược phẩm Merck and Co. phát triển”.
Cuộc thử nghiệm nói trên đã giúp các nhà nghiên cứu có một điểm nào đó để tìm kiếm trong những người tình nguyện tham gia nghiên cứu – những người này hiển nhiên không thể nhiễm virus AIDS một cách cố ý như với những chú khỉ.
Ông Letvin nói: “Độ mạnh của hệ miễn dịch do việc tiêm vắc xin sinh ra dự báo trước thời gian mà các con vật có thể sống sau khi nhiễm bệnh. Hiệu lực của thuốc với hệ miễn dịch càng kéo dài sau khi tiêm thì thời gian sống của khỉ càng lâu hơn”.
Theo ông Letvin thì yếu tố có bao nhiêu virus HIV trong máu không quan trọng, quan điểm này của ông Letvin hẳn là đi ngược lại với rất nhiều giả định của các chuyên gia nghiên cứu AIDS khác.
Ông Letvin nói: “Vấn đề hữu ích nhất để đánh giá chính là phần cơ thể được có thêm các tế bào CD4 T.
Điều này sẽ nói với chúng ta một điều quan trọng sâu sắc về vấn đề tại sao AIDS lại phát triển về mặt lâm sàng, việc bảo quản các tế bào CD4 T có vẻ rất cần thiết để duy trì khả năng miễn dịch”.
Nếu không được điều trị, virus HIV thường phá huỷ hệ miễn dịch và chỉ sau 9 đến 10 năm mắc các nhiễm trung khác hoặc ung thư, bệnh nhân sẽ chết.
Các loại thuốc điều trị có thể trì hoãn được quá trình này nhưng thường thì quá đắt đỏ và không phải luôn có sẵn với những bệnh nhân ở các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Đặng Dương
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00