Thông tin HIV phải trực tiếp đến với người lao động Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Mới đây, Tổng LĐLĐVN đã tổ chức đoàn liên ngành tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình phòng, chống (PC) HIV/AIDS, ma tuý (MT), tệ nạn xã hội (TNXH) trong CNVC - LĐ tại một số tỉnh phía bắc. Ngoài một số mô hình mới đáng ghi nhận, như việc để người LĐ nghiện tiếp tục vừa làm việc vừa cai nghiện tại nơi làm việc, thì vẫn còn vấn đề đưa thông tin PC tới CNVC.
Hà Giang là tỉnh phát hiện người nhiễm HIV muộn trong toàn quốc, nhưng hiện số này đang tăng khá nhanh. Do đó, để tránh nguy cơ cho đội ngũ CNVC-LĐ, các cấp CĐ đã phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên khảo sát, điều tra phối hợp để nắm chắc số người nghi có sử dụng chất MT.
Đến thời điểm 30.8.2005, số CNVC-LĐ nghi có sử dụng các chất MT là 268 đối tượng, đã xét nghiệm và có hồ sơ sử dụng các chất MT là 85/443 đối tượng nghi vấn trong toàn tỉnh. Hiện, trong số đó có 54 đối tượng đang công tác. Với số này, LĐLĐ tỉnh thẩm định cụ thể từng đối tượng tại cơ quan, đơn vị hiện đang công tác, nhằm phối hợp với các đơn vị, gia đình tăng cường công tác giáo dục, có biện pháp cai.
Đối với đơn vị nghi có CNVC-LĐ sử dụng MT, CĐ được cấp uỷ, lãnh đạo ủng hộ, cùng có thái độ kiên quyết tổ chức cho đối tượng đi cai và có điều kiện ký cam kết, sau khi cai, người nghiện được tạo việc làm. Điều mà CĐ tỉnh Hà Giang đã và đang làm được là cố gắng không để DN "đẩy" người LĐ nghiện MT ra đường, mà giúp họ một cơ hội trở về cuộc sống bình thường.
Tại Tuyên Quang, theo số liệu của LĐLĐ tỉnh, đến tháng 8.2005, toàn tỉnh có 28 CNVC-LĐ nghiện hút, chiếm 0,002% trong tổng số CNVC-LĐ toàn tỉnh. Sở dĩ Tuyên Quang có một số liệu đáng nể như thế trong tình hình hiện nay, vì tỉnh đang áp dụng rất thành công mô hình cai nghiện MT kết hợp chặt chẽ giữa cai nghiện cộng đồng với cai nghiện bắt buộc.
Người LĐ phải được truyền thông trực tiếp
Một điều đáng để các cấp, ngành liên quan và tổ chức CĐ lưu tâm, khắc phục, đó là hầu hết các cơ sở được khảo sát đều kiến nghị về kinh phí tập huấn, tuyên truyền. Từ 2001 - 2005, LĐLĐ Tuyên Quang tổ chức 2.500 buổi tuyên truyền về tác hại và cách PC MT, mại dâm, HIV/AIDS cho 125.000 lượt CBCNVC - LĐ trong các cơ quan, đơn vị, DN trong và ngoài QD.
Tuy nhiên, theo LĐLĐ tỉnh thì số lượng lớp tập huấn và số người tập huấn như vậy vẫn còn hạn chế. Thực tế cho thấy, có những đơn vị không chỉ người LĐ không có kiến thức về HIV/AIDS, mà ngay cả người sử dụng LĐ cũng rất lúng túng. Họ không hiểu như thế nào là nhóm nguy cơ cao, hoặc không muốn đề cập tới việc tuyên truyền dùng bao caosu cho người LĐ để phòng tránh lây nhiễm, vì cho đây là chuyện xấu xa, vi phạm đạo đức.
Ông Lưu Thanh Hoà - Thư ký chương trình PC HIV/AIDS của Tuyên Quang - nhận định: Nhận thức về PC HIV/AIDS ở các DN không bằng các khối HCSN. Lý do là trong kế hoạch hằng năm, việc đầu tư tập huấn cho khối DN còn ít, ví dụ năm 2005 lớp tập huấn tại một DN NQD cũng là do LĐLĐ tỉnh tổ chức.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00